Chuyên môn

TIỂU LUẬN

TIỂU LUẬN Đề tài : “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN” LÔI KÉO BỆNH NHÂN TỪ BỆNH VIỆN VỀ PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN ĐỂ ĐIÊ

 
MỤC LỤC Trang
Lời cảm ơn 2
Mở Đầu 3-4
Mô tả tình huống 5-6
Xác định mục tiêu xử lý tình huống 7-8
Phân tích nguyên nhân và hậu quả tình huống 8-10
Xây dựng lựa chọn phương án giải quyết 11- 13
Tổ chức thực hiện phương án đã chọn 14 -15
Giải pháp và kiến nghị 16- 17
Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn .
- UBND Tỉnh đồng Nai, Sở Nội vụ của Tỉnh
- Ban giám hiệu học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
- Ban Giám Đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi được học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính tại Tỉnh nhà.
Cảm ơn các thầy cô giáo của học viện hành chính quốc gia TPHCM đã nhiệt tình đầy tâm huyết giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức cơ bản và có hệ thống về nội dung lý luận quản lý nhà nước, để vững chắc, tự tin cho bản thân vững vàng trong công tác .
Cảm ơn cô Chủ nhiệm lớp : ThS : Nguyễn Thị Thu Loan và các anh chị ở sở nội vụ Đồng Nai đã nhiệt tình bám lớp hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tiểu luận cuối khóa .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I/ MỞ ĐẦU :
                   Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định : Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩaa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân .
                   Trong xã hội con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, tất cả những sản phẩm xã hội đều nhằm mục đích phục vụ con người, luật pháp ra đời nhằm mục đích điều chỉnh xã hội, toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị kể cả sự lãnh đạo của Đảng cũng phải trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, nhà nước và nhân dân có mối quan hệ thường xuyên chặt chẽ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, quản lý đất nước vì lợi ích của nhân dân.
                   Đối tượng phục vụ của ngành y tế là nhân dân cả nước với mục tiêu mọi người đều được chăm sóc sức khỏe, đây là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi người làm công tác y tế phải có đủ đức và tài mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
                   Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội là nhân tố quan trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là trách nhiệm của cả cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.
                   Y tế nước ta có nhiều đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến và trong thời kỳ hòa bình xây dựng . Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc y tế đã cứu chữa cho thương bệnh binh chiến đấu trên khắp các chiến trường . Các thầy thuốc đã phải đương đầu với muôn vàn thiếu thốn khó khăn : thiếu thuốc, thiếu phương tiện máy móc về y tế, bệnh viện và trạm y tế kiểu giã chiến do chiến tranh trong rừng. Trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, yêu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tăng lên rất lớn .
                   Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ của ngành y tế càng nặng nề hơn, đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới chưa kịp đầu tư các cơ sở y tế mới, các bệnh viện, trạm y tế xã quá tải, xuống cấp, thiếu các trang thiết bị hiện đại cho các thầy thuốc khám chữa bệnh.
                   Hoạt động Y Dược tư nhân được mở ra chia sẽ bớt gánh nặng cho các bệnh viện công, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, cung cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân, tạo thêm công việc và đem lại thu nhập cho người hành nghề để họ có điều kiện cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên ngành y tế lại thêm nhiều khó khăn thách thức mới, do chưa quản lý chặt chẽ y tế tư nhân, đã có những biểu hiện tiêu cực đối với một số ít các bác sĩ khi đi làm việc tại bệnh viện câu móc bệnh về nhà chữa trị gây hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến uy tín của ngành gây ra bất bình trong nhân dân.
                   Vì vậy, từ thực tế xã hội để hạn chế tối đa những tiêu cực trong hoạt động y tế nói chung và hành nghề y tế tư nhân nói riêng tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với phòng khám bệnh tư nhân ” để làm tiểu luận cho khóa học này nội dung được trình bày là : hiện tượng câu móc bệnh nhân từ bệnh viện về phòng khám tư nhân để điều trị gây hậu quả nghiêm trọng .
 
 
 
 
 
 
 
 
II/ MÔ TẢ TÌNH HUỐNG :
                   Lúc 8 giờ sáng ngày 05 tháng 10 năm 2010. Ban Giám Đốc bệnh viện Y đức đã tiếp nhận đơn khiếu nại của bà : Nguyễn thị K 60 tuổi ngụ tại ấp 1 xã Bàu chim Huyện H, phản ánh bác sĩ C hiện đang công tác tại khoa cấp cứu bệnh viện Y Đức đã thiếu tinh thần trách nhiện gây họa cho gia đình bà .
                   Bà K trình bày cách đây 1 tháng vào ngày 03 tháng 09 năm 2010 chồng của bà là ông Trần văn Út đến phòng khám bệnh viện y đức để khám bệnh với lý do Đau ngực trái, được bác sĩ X khám, và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng, đo điện tim và xét nghiệm máu, bác sĩ X cho ông út nhập viện vào khoa cấp cứu, với chẩn đoán: thiếu máu cơ tim – tăng huyết áp ông Út nhập viện được 02 ngày bệnh đã thuyên giảm gia đình muốn xin cho ông Út về  nhưng bác sĩ H trưởng khoa cấp cứu không cho về và giải thích cho gia đình là bệnh chưa khỏi hẳn. Gia đình con cháu vì nóng lòng muốn cho ông út mau bình phục nên trong tua trực sáng ngày 04 tháng 9 năm 2010 gia đình có hỏi bác sĩ C đang trực khoa cấp cứu, vì không thấy ông Út được truyền, tiêm thuốc mà chỉ cho thở Oxy cho uống thuốc nên gia đình chưa yên tâm. Bác sĩ C trả lời với gia đình bà K rằng “ Bác sĩ H không đủ trình độ nên không giám tiêm, đến phòng mạch của tôi tôi sẽ tiêm cho”
                   Vào sáng hôm sau bác sĩ C chỉ nhà riêng cho gia đình bà K và hẹn đưa ông Út đến đến trưa ngày 5/9/2010 gia đình bà nói dối với y tá trực là ông Út muốn đi vệ sinh, y tá trực cho ông Út  ra khỏi phòng và dặn ông trở về phòng nằm khi xong việc riêng. Sự thật là gia đình đã đưa ông ra nhà bác sĩ C như lời dặn đến đây ông Út được tiêm thuốc và truyền dịch, chỉ hơn 10 phút sau khi tiêm truyền ông Út kêu khó thở đau ngực dữ dội và Bác sĩ C bảo gia đình bệnh nhân cho ông Út trở lại bệnh viện, nhưng do gia đình quá lo lắng nên đã đưa ông Út lên viện D tuyến trên để điều trị ông Út tử vong sau đó 3 giờ, với chẩn đoán của bệnh viện D là thiếu máu cơ tim – tăng huyết áp, gia đình có thông báo cho bác sỉ C, nhưng bác sĩ C giải thích với gia đình là do bệnh nhân bị lên cơn nhồi máu cơ tim đột ngột chứ không phải do bác sĩ C dùng thuốc không đúng chỉ định .
                   Gia đình bà K vô cùng đau xót khi mất người thân và ân hận khi không nghe lời bác sĩ H và y tá trực, cho đến ngày bà K đến gặp Ban Giám Đốc bác sĩ C chưa một lần thăm hỏi gia đình bà .
                   Bà K trình bày sự việc trên với Ban Giám Đốc với mong muốn Bác sĩ C phải biết nhận lỗi và không tái phạm, bà không đòi hỏi bồi thường về vật chất, bà nhắc nhở bác sĩ C phải rèn luyện về phẩm chất đạo đức, vì sự kiêu ngạo coi thường đồng nghiệp mới xẩy ra hậu quả đáng tiếc .
                   Tập thể Ban Giám Đốc – Ban chấp hành Công Đoàn bệnh viện Y Đức họp ngay sau đó xem lại bệnh án và quá trình điều trị, hoàn toàn phù hợp với chẩn đoán, điều dưỡng theo dỏi tốt từ khi nhập viện đến khoảng 12 giờ ngày 5/9/2010 ông Út trốn viện và không ai biết sự việc xẩy ra sau đó .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
                   Việc phản ánh của bà K đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của CBCNV toàn bệnh viện. Bác sĩ C đã làm mất lòng tin của điều dưỡng Nữ hộ sinh và cán bộ khác, đối với bác sĩ gây mất đoàn kết giữa bác sĩ C và tập thể bác sĩ toàn bệnh viện .
                   Ngoài ra tạo dư luận xấu trong xã hội về trình độ chuyên môn, tinh thần phục vụ, đạo đức của bác sĩ, làm mất uy tín của ngành y tế .
                   Mục tiêu đặt ra là phải nhanh chóng xử lý sao cho thấu tình đạt lý, nhằm giáo dục Y Đức cho CBCNV, thực hiện nghiêm 12 điều y đức, chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan tạo niềm tin trong nhân dân, bảo vệ uy tín của bệnh viện, Ban Giám Đốc đã triệu tập bác sĩ C sau vài giờ trao đấu tranh phân tích đúng sai bác sĩ C đã nhận lỗi, Ban Giám Đốc yêu cầu bác sĩ C làm tường trình sự việc, làm kiểm điểm, bác sĩ C đã công nhận phản ánh của bà K là đúng sự thật, xin nhận hình thức kỷ luật là khiển trách và bồi thường một phần thiệt hại cho gia đình bà K .
                   Xét thấy sự việc xẩy ra không đơn giản, cũng có thể không chỉ xẩy ra ở bệnh viện y đức, mà ở nhiều cơ sở y tế khác cũng có hiện tượng câu móc bệnh nhân ra ngoài điều trị nhằm kiếm tiền riêng . Hơn nữa gây hậu quả nghiêm trọng nên lãnh đạo bệnh viện đã quyết định báo cáo xin ý kiến Sở Y tế .  
                   Sau khi nhận báo cáo tình hình “ Câu móc bệnh nhân từ bệnh viện về phòng mạch điều trị gây hậu quả nghiêm trọng” Sở Y tế đã triêu tập cuộc họp gồm: Thanh tra Sở, Phòng nghiệp vụ Y, Phòng y tế Huyện H, Lãnh đạo bệnh viện Y Đức, cùng một số chuyên gia chuyên ngành của Sở, buổi họp đã thống nhất một số nội dung sau:
                        Xác minh làm rõ thêm một số vấn đề chuyên môn, giao cho phòng y tế huyện H, thanh tra sở điều tra theo đúng trình tự thủ tục thanh tra.
                        Việc phân tích nguyên nhân gây tử vong trên cơ sở khoa học, xác định việc làm sai trái của bác sĩ C ở mức độ nào, hình thức kỉ luật phải nghiêm minh tùy theo mức độ vi phạm, phải công khai bồi thường cho nạn nhân theo đúng pháp luật, kịp thời chấn chỉnh chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ để xứng đáng với niềm tin nhân dân, không để mất uy tín của cả một tập thể vì một cá nhân.
             Hiện tượng lôi kéo bệnh nhân ra cơ sở tư nhân cũng đã có dư luận nhưng chưa có phản ánh cụ thể, nạn nhân không dám nói thật, bệnh viện đã từng sinh hoạt nhắc nhở điều này nhưng chưa nói rõ là cá nhân nào vì chưa có cơ sở.
             Nay chỉ vì lợi ích cá nhân mà gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất uy tín của tập thể bệnh viện, cần phải có hình thức kỹ luật thích đáng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể cán bộ y tế bệnh viện, phù hợp với chủ trương của Nhà nước, coi trọng việc giáo dục, nâng cao đạo đức, lối sống trong cộng đồng, đồng thời phải quản lí xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.
IV/ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN & HẬU QUẢ TÌNH HUỐNG
Qua phần giới thiệu tình huống xét thấy mục tiêu cần xác định giải quyết là
- Xác minh làm rõ vụ việc
- Xem xét mức độ vi phạm của bác sĩ C trong quá trình điều trị
- Kiểm tra cơ sở Khám bệnh của bác sĩ C
- Đạo lý và y đức của người bác sĩ
Phân tích :
Như phần mở đầu đã nói “ sức khỏe là vốn quý nhất của con người” là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc là mục tiêu và nhân tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ sức khỏe nhân dân, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân.
       Nhà nước ta luôn chăm lo bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân mà bác Hồ của chúng ta thường căn dặn nhắc nhở đậi ngũ cán bộ y tế “ lương y như từ mẫu”
          Từ khi đất nước ta giành độc lập và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường thì quản lý về mặt y tế có sự thay đổi, thể hiện rõ trong vấn đề điều trị, khám chữa bệnh, mạng lưới y tế tư nhân được nhà nước cho phép hoạt động và phát triển không ngừng, điều này góp phần nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
            Tuy vậy trong việc hoạt động của y tế tư nhân cũng có những mặt tiêu cực của nó, nhất là những vấn đề về khám chữa bệnh, hành nghề vượt quá phạm vị cho phép, gây không ít phiền toái cho người dân, mà những nhà quản lý hành chính như chúng ta phải có những đề xuất biện pháp ngăn chặn kịp thời, khắc phục tiêu cực, phát huy những mặt tích cực, có như thế sức khỏe người dân mới được chăm lo một cách toàn diện, qua vụ việc bà K phản ánh tại phòng khám bác Sĩ C cho ta thấy tình trạng thực tế hiện nay nói riêng và các cơ sở hành nghề y dược nói chung ít nhiều đều có vi phạm, do đó các cấp quản lý cần chấn chỉnh kịp thời, nhất là các phòng y tế quận huyện  .
*Phân tích nguyên nhân:
Do ngành Y tế:
  Chưa thường xuyên tổ chứa việc kiểm tra hành nghề Y tế tư nhận đối với các phòng khám bác sĩ, việc tổ chức học tập rèn luyện 12 điều y đức chưa thường xuyên .
       Việc quàn lí giáo dục, nhân viên chưa thật chặt chẽ, tuy có nhắc nhở nhưng khi có dư luận thì chưa tổ chức xác minh rõ cá nhân vi phạm để có hình thức kỉ luật thích đáng.
Do cá nhân:
          Vì lợi ích cá nhân đã lôi kéo bệnh nhân từ bệnh viện ra ngoải cơ sở tư nhân của bác sĩ C: Vi phạm nội quy bệnh viện . vi phạm quy định hành nghề  y dược tư nhân, gây mất niềm tin đối với đồng nghiệp .
          Trình độ chuyên môn quá kém, không khiêm tốn học hỏi, gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân : Vi phạm 12 điều y đức. Phương pháp điều trị không đúng với bệnh nhân thiếu máu cơ tim và tăng huyết áp .
             Hạ uy tín của đồng nghiệp, của Bác sĩ trưởng khoa, gây mất đoàn kết nội bộ: Vi phạm 12 điều y đức.
             Không nhận lỗi ngay sau khi bệnh nhân tử vong, mà còn quanh co chối cải .
Do bệnh nhân và thân nhân:
               Bệnh nhân già, thường xuyên cao huyết áp và có nhiều lần nhồi máu cơ tim, đã điều trị cấp cứu nhiều lần tại nhiều cơ sở y tế khác nhau .
               Người nhà bệnh nhân: không chấp hành nội quy bệnh viện, không chất vấn người trực tiếp điều trị cho người bệnh khi có thắc mắc, mặc dù mỗi ngày Bác sĩ H và điều dưỡng thướng xuyên lui tới khám và thăm hỏi. Không suy xét trước sau nghe lời bác sĩ C trốn viện ra ngoài điều trị dẫn đến hậu quả đáng tiếc
*Phân tích hậu quả:
         Gây tử vong cho bệnh nhân là mất mát lớn nhất đối với gia đình, gây mất uy tín của bệnh viện, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với bệnh viện, gây bất bình trong nhân dân, gây mất đoàn kết nội bộ, mất uy tín của tập thể Bác sĩ, đối với công nhân viên khác trong đơn vị, tạo sự hoang mang trong công tác, hạn chế tính tích cực của đồng nghiệp trong công việc theo dõi chăm sóc bệnh nhân.
               Từ những phân tích trên cho thấy bác sĩ C đã vi phạm nội quy cơ quan, vi phạm các quy định hành nghề y dược tư nhân trong pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 1993 của UBTV Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là việc câu móc bệnh từ bệnh viện về phòng khám của mình để điều trị, phác đồ điều trị chưa phù hợp với bệnh nhân Thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng . Từ những phân tích nguyên nhân và hậu quả trên cho thấy Bác sĩ C đã vi phạm nghiêm trọng các quy định hành nghề Y Dược tư nhân năm 1993 của UBTV Quốc Hội, vi phạm nội quy cơ quan, vi phạm 12 điều y đức do đó cần xử lý nghiêm minh để rút kinh nghiệm trong toàn ngành .
V/ XÂY DỰNG, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
               Như chúng ta đã biết Bác sĩ đang công tác trong cơ sở Y tế nhà nước chỉ được phép hành nghề ngoài giờ khám bệnh và kê toa cho bệnh nhân ra hiệu thuốc mua thuốc, tuy vậy ở đây bác sĩ C vừa khám bệnh vừa tiêm thuốc do đó việc vi phạm đã quá rõ tính chất vi phạm nghiêm trọng vì làm tổn hại đến tính mạng bệnh nhân .
        Từ những nhận định về nguyên nhân, hậu quả của vấn đề vi phạm kỉ luật để ngăn ngừa các vụ việc tiêu cực xảy ra trong bệnh viện Y Đức nói riêng và trong ngành Y tế nói chung.
         Xác định đây là vụ việc vi phạm kỉ luật, vi phạm y đức mà ngành  y tế không cho phép, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành và gây hậu quả nghiêm trọng, Sở Y tế cùng với, phòng y tế huyện H, tập thể BGĐ Bệnh viện Y Đức đã phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc nêu trên và xậy dựng 3 phương án giải quyết:
*Phương án 1:
- Áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc đối với Bác sĩ C.
- Rút giấy phép hành nghề y tế tư nhân của Bác sĩ C.
- Bác sĩ C có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình bà Nguyễn Thị K với số tiền mai táng ông Út khoảng 50.000.000 đồng. Thông báo toàn ngành và thông tin đại chúng .
Về ưu điểm : giúp bác sĩ C thấy được việc làm sai trái của mình, một bài học cho bản thân bác Sĩ C trong suốt cuộc đời làm nghề y của mình, xử lý kỷ luật đúng theo mức độ vi phạm, đúng theo quy định của cơ quan .
Về hạn chế : bác sĩ C không có cơ hội sữa chữa khuyết điểm của mình, ngành y tế đang rất thiếu bác sĩ, gây dư luận không tốt đối với ngành y tế, gây mất uy tín của ngành.
*Phương án 2:
- Áp dụng hình thức kỉ luật hạ tầng công tác đối với Bác si C từ bác sĩ xuống điều dưỡng trong thời gian 1 năm, Bác sĩ C sửa đổi thật sự sẽ được phục hồi công tác, thông báo toàn ngành biết để rút kinh nghiệm .
- Rút giấy phép hành nghề y tế tư nhân của Bác sĩ C.
- Bác sĩ C có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình Bà Nguyễn Thị K với số tiền mai táng ông Út khoảng 50.000.000 đồng. Thông báo toàn ngành và phương tiện thông tin đại chúng .
Về ưu điểm : Xét thấy có tình và co lý giúp bác sĩ C thấy được khuyết điểm của mình, vì tuổi còn trẻ bác sĩ C có cơ hội sữa chữa khuyết điểm của mình rút ra được bài học quý báu đối với bản thân, hình thức xử lý kỹ luật phù hợp nhằm mang tính răn đe trong toàn ngành, để các bệnh viện khác rút ra được bài học
Về hạn chế : Sự mặc cảm sau khi bị xử lý kỷ luật, ảnh hưởng nhiều cho bác sĩ C sau khi được phục hồi chức danh bác sĩ, hạn chế trong quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp.
*Phương án 3:
- Cảnh cáo Bác sĩ C thông báo toàn ngành, không nâng lương 1 năm.
- Bác sĩ C bồi thường thiệt hại cho gia đình Bà Nguyễn Thị K với số tiền mai táng ông Út khoảng 50.000.000 đồng.
Về ưu điểm : Bác sĩ C có cơ hội sữa chữa khuyết điểm của mình, có cơ hội hành nghề tiếp tục tăng thêm thu nhập cho bản thân, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
         Về hạn chế : Xử lý kỷ luật quá nhẹ không đủ răn đe, gây dư luận không tốt, hiểu sai về ngành y tế bao che khuyết điểm cho bác sĩ C, có thể bác Sĩ C còn tái phạm vì còn được phép hành nghề
             Các phương án trên được Hội đồng khen thưởng kỉ luật Bệnh viện, Ban giám Đốc và ban thanh tra Sở Y tế phân tích để có phương án tối ưu như sau:
               Phương án 1 là đúng quy định của ngành, xét thấy Bác sĩ C còn quá trẻ mới ra trường lần đầu tiên vi phạm, bị phát hiện và gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu áp dụng phương án này thì Bác sĩ C không có cơ hội để sửa chữa, chấm dứt sự nghiệp của mình, mà đào tao ra một bác sĩ không dễ dàng gì. Hơn nữa, tình hình hiện nay bác sĩ đang thiếu trầm trọng, do vậy phương án này chưa phải tối ưu mặc dù xét về lý, áp dụng phương án này hoàn toàn là có cơ sở .
                    Phương án 2 thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp, kỹ luật của cơ quan được áp dụng một cách có tình có lý mang tính giáo dục cao, người bị xử phạt không bị dồn vào chân tường cho thấy tính nhân đạo của luật pháp, người vi phạm kỉ luật dễ dàng nhìn thấy điều này mà tự khắc phục, có cơ hội để sửa chữa. Qua phân tích các phương án, buổi họp đã thống nhất áp dụng phương án 2 để thực hiện.
                  Phương án 3 chưa nghiêm minh, chưa có tính giáo dục, hình thức kì luật quá nhẹ nhàng, thiên về tình cảm, không phải là phương án tối ưu.
 
 
 
 
 
VI / TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN:
         Sau khi được báo cáo đầy đủ trên tinh thần thuyết phục, giáo dục là chính, Sở Y tế đã đồng ý lựa chọn áp dụng phương án 2, thanh tra Sở Y tế đã tiến hành lập kế hoạch và tổ chức các biện pháp thực hiện phương án đã được lựa chọn như sau:
1/ Thanh tra Sở Y tế, phòng y tế huyện H tổ chức buổi làm việc với Bác sĩ C và gia đình bà Nguyễn Thị K, Bác sĩ C thành khẩn xin lỗi và hứa sẽ giải quyết một phần hậu quả do Bác sĩ C gây ra trong thời gian một tháng .
2/ Tổ chức họp cán bộ công nhân viên chức toàn cơ quan để Bác sĩ C nhận khuyết điểm trước tập thể, khắc phục và nhận hình thức kỉ luật. Lãnh đạo Bệnh viện Y Đức có trách nhiệm bố trí công tác cho Bác sĩ C và theo dõi quá trình thi hành kỉ luật báo cáo Sở Y tế.
* Thực hiện phương án:
Ngày 10 /10/2010, Thanh tra Sở Y tế mời lãnh đạo, phòng y tế huyện H, Ban Giám Đốc và các trưởng khoa Bệnh viện y đức, gia đình bà Nguyễn Thị K và Bác sĩ C làm việc theo giấy mời của Sở Y tế. Chủ trì buổi họp, chánh thanh tra sở – chủ trì buổi học tóm tắt diễn biến sự việc, Bác sĩ C đọc bản tường trình tự kiểm và nhận hình thức kỉ luật.
                  Ý kiến của gia đình bà Nguyễn Thị K đại diện cho gia đình ông Nguyễn Văn Út nói rõ mục đích của bà phản ánh sự việc, không phải bà muốn khiếu nại để đòi tiền bồi thường bác sĩ C, mà vì bà muốn Ban Giám Đốc Bệnh viện Y Đức phải giáo dục nhân viên của mình không để xảy ra trường hợp tương tự, muốn bác sĩ C nhìn nhận thấy lỗi của mình để sữa chữa, bà cũng nhận thấy những sai lầm của gia đình bà góp phần tạo nên vi phạm của bác sĩ C gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với chồng bà.
            Các thành viên trong buổi họp phân tích rõ hơn lỗi vi phạm của Bác sĩ C và của gia đình bà Nguyễn Thị K, phân tích hình thức kỉ luật và biện pháp xử lí.
            Bác sĩ C nhận khuyết điểm và xin giảm nhẹ hình thức kỉ luật cảnh cáo toàn cơ quan xin cho tiếp tục hành nghề y tế tư nhân và đồng ý bồi thường một phần thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
             Sau khi bàn bạc, chánh thanh tra sở kết luận: nguyên nhân và hậu quả của vụ việc Bác sĩ C phải nhận hình thức kỉ luật như phương án 2 là phù hợp vừa có tình, có lý giúp bác sĩ C có cơ hội sữa chữa phấn đấu trong sự nghiệp của mình :
            Áp dụng hình thức hạ tầng công tác đối bác sĩ C, từ bác sĩ xuống làm điều dưỡng trong thời gian 01 năm nếu bác sĩ C sữa đổi thật sự sẽ phục hồi công tác, thông báo toàn ngành, và trên phương tiện thông tin đại chúng .
                        Rút giấy phép hành nghề Y Tế tư nhân của bác sĩ C
                        Bác sĩ C phải bồi thường cho gia đình bà Nguyễn Thị K với số tiền mai táng ông Út là 50.000.000 đồng
                   Bác sĩ C xin lỗi gia đình nạn nhân, Sở Y tế nhắc nhở, phòng y tế tăng cường côpng tác kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược trên địa bàn, nhắc nhở  Bệnh viện Y đức phải tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế để nâng cao trình độ chuyên môn, bệnh viện phải thường xuyên học tập 12 điều Y đức mà Bộ Y tế đã quy định .
                   Nội dung cuộc họp được lập biên bản để báo cáo lãnh đạo Sở Y tế, đề nghị Sở Y tế có quyết định chính thức và lưu hồ sơ thanh tra, Sở y tế ra Quyết định kỹ luật, đồng thời thông báo toàn ngành nội dung vụ việc để rút kinh nghiệm, nhắc nhở cán bộ công nhân viên ngành y tế trong toàn Tỉnh phải tuân thủ đúng 12 điều Y Đức, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để khỏi người dân dị nghị .
                   Quyết định được thi hành ngay sau đó . Bác sĩ C đã nghiêm túc thi hành kỹ luật. Sau 1 tháng bác sĩ C phải bồi thường đầy đủ số tiền 50.000.000 đồng cho gia đình nạn nhân. CBCNV trong bệnh viện trở lại hoạt động bình thường.
VII / GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ :
1/ Đối với Sở Y tế Tỉnh
        Tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng của sở rà soát kiểm tra chỉ đạo các Phòng y tế Huyện thị tăng cường công tác thanh kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về thực hiện quy định hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn
2/ Đối với phòng y tế Huyện :
            Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra hành nghề trên địa bàn do phòng quản lý cần có những pháp xử phạt đúng mức đối với những cơ sở hành nghề không đúng phạm vi cho phép.
3/ Đối với lãnh đạo các bệnh viện :
Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về y đức, nội quy quy định của nhà nước, cơ quan, luật định để mọi người hiểu và làm đúng pháp luật quy định, tăng cường công tác kiểm tra giám sát những hoạt động của Cán bộ thuộc quyền quản lý, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm không để xẩy ra những sai sót đáng tiếc
4/ Đối với bác sĩ C :
         Cần nghiêm túc rút ra cho mình những bài học, thành khẩn nhận lỗi và sữa chữa để tiến bộ vì bác sĩ C tuổi còn trẻ, con đường sự nghiệp còn dài
·        Kiến Nghị :
Từ ngày chuyển đổi cơ chế sang cơ chế thị trường nhà nước đã tạo điều kiện để các loại hình y tế tư nhân, phòng khám tư hoạt động, bên cạnh những mặt tốt, tích cực đó là tạo thuận lợi cho người dân được chăm sóc sức khỏe thuận lợi hơn, cũng xuất hiện nhiều tiêu cực trong hoạt động hành nghề y dược tư nhân như : câu móc bệnh ra ngoài điều trị, hành nghề quá phạm vi cho phép, một số người hành nghề trình độ chuyên môn non yếu, thiếu phương tiện, thiếu các trang thiết bị cần thiết, chạy theo đồng tiền gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân, như sự kiện nêu trên, do vậy nên tôi có một số kiến nghị sau
-         Đối với các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương :
·        Cần tăng cường sư quản lý của nhà nước về y tế nói chung và y dược tư nhân nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
·        Ban hành các văn bản và thực thi các văn bản pháp luật có liên quan đến
-         Khám chữa bệnh
-         Hành nghề y tế và kinh doanh thuốc
-         Luật bảo vệ sức khỏe và môi trường
·        Tăng cường pháp chế XHCN trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về y tế .
·        Nâng cao và mở rộng đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, thông tin kịp thời những cái mới, những kiến thức khoa học hiện đại, cán bộ quản lý nhà nước về y tế giỏi thực hành, có y đức, nhằm quản lý chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân trong xã hội.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm góp phần giúp cho việc giải quyết tình huống mà nội dung của tiểu luận đưa ra trên cơ sở thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước để từ đó đưa ra những quyết định đúng, hợp tình hợp lý .
 
VIII/ KẾT LUẬN
                   Qua sư việc trên tình hình câu móc bệnh nhân từ bệnh viện về nhà điều trị đã được chấm dứt, sự tôn trọng đồng nghiệp được thể hiện rõ nét hơn, mọi cán bộ công nhân viên ngành y tế chu tâm vào việc học tập chuyên môn và rèn luyện Y đức, chấp hành nội quy, quy định của bệnh viện, tinh thần đoàn kết nội bộ được thể hiện rõ, bệnh nhân tin tưởng vào tập thể bác Sĩ của bệnh viện.
                   Vụ việc giải quyết một cách dứt điểm nhanh chóng của bệnh viện và Sở Y tế đã cũng cố niềm tin trong nhân dân, đây là dịp để lãnh đạo cơ quan rút kinh nghiệm, phải tăng cường giáo dục lối sống cho CBCNV, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình công tác, phải chú trọng đào tạo về trình độ chính trị, quản lý nhà nước, rèn luyện về đạo đức lý luận thực tiễn, gắn các quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp .
                   Đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa làm ăn, hội nhập quốc tế, nên đòi hỏi phải có những con người có tâm huyết, có kiến thức, đạo đức lối sống, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc không bị tha hóa kiên quyết đấu tranh loại bỏ dần tiêu cực để xây dựng đất nước ta ngày cáng phồn vinh, ngành y tế cũng cần phải chấn chỉnh kịp thời để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trong phạm vi đề tài, trình độ nghiên cứu có hạn, bài tiểu luận sẽ còn nhiều điểm chưa được đầy đủ do vậy kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn
 
 
 
IX/ Tài liệu tham khảo
1/ Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân 1993
2/ Nghị định 45/2005/NĐ – CP ngày 06/04/2005 của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế .
3/ Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính phần III quản lý nhà nước đối với ngành lĩnh vực .
 
 
Hiện có 2 bình luận
  • yến nguyễn hải
    hiii
    07-01-2020 22:45:24
  • b
    bs hlan
    bai thao luan
    16-10-2019 14:00:46
Gửi yêu cầu tư vấn