Chuyên môn

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không?

Răng khôn là răng số 8 mọc sau cuối cùng của hàm. Răng khôn không có chức năng gì nổi bật, hơn nữa nếu chúng mọc lệch sẽ gây ra chèn ép các răng bên cạnh và sưng đau,... Việc nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến thần kinh cũng như vấn đề sức khỏe, hơn nữa răng khôn thường được nhổ bỏ để tránh những biến chứng khác xảy ra.

1. Răng khôn là gì?

 

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc trong cùng của hai hàm, khi mà xương hàm đã ngừng phát triển. Thông thường độ tuổi mọc răng khôn là khoảng 17 đến 25 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp mọc sau độ tuổi này. Mỗi người sẽ có 4 cái răng khôn, mỗi hàm 2 cái.

Răng khôn mọc trong cùng sát vách hàm nên thường dẫn tới tình trạng mọc lệch, đâm xiên vào răng số 7 gây ra đau răng, sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng. Hơn nữa răng khôn cũng không có chức năng gì nổi bật nên thường được nhổ bỏ.

2. Tác hại của răng khôn gây ra

 

Răng khôn không những không có chức năng gì nổi bật mà còn gây ra một số biến chứng bao gồm:

  • Sâu răng: Do răng khôn nằm trong cùng hàm nên rất khó để vệ sinh thức ăn, vì thế mà vi khuẩn dễ dàng tích tụ lại, đặc biệt là khi răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch đâm sang răng bên cạnh. Sự tích tụ lâu ngày này sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau đớn và nhiễm trùng.
  • Viêm lợi: Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn sẽ gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở miệng to. Viêm lợi nếu tái phát nhiều lần cho đến khi răng khôn được chữa trị, càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm ngày càng lớn.
  • Viêm nha chu: những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường khiến thức ăn nhồi nhét lâu ngày sẽ gây ra sâu răng, đồng thời gây viêm nha chu cho những răng lân cận.
  • Viêm lợi trùm răng khôn: khi mọc lệch răng khôn thường gây ra tình trạng lợi trùm. Khi đó, lợi bị trùm lên và khiến thức ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng. Do đó, sẽ rất khó làm sạch và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới nhiễm trùng lợi. Biểu hiện của tình trạng này là viêm tấy xung quanh bề mặt răng khôn.
  • Huỷ hoại xương và hàm răng: Khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương, cuối cùng dẫn đến phải nhổ răng. Triệu chứng dễ phát hiện ra nhất là người bệnh có những cơn đau âm ỉ kéo dài ở khu vực đó. Trong một số trường hợp, nếu những bất thường của răng khôn chưa được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ,... xung quanh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Răng khôn mọc được ⅓
Răng khôn không những không có chức năng gì nổi bật mà còn gây ra một số biến chứng
Hiện có 0 bình luận
Gửi yêu cầu tư vấn