Đeo Niềng Răng Bao Lâu? Có Nên Tháo Niềng Răng Sớm Không?
Niềng răng là phương pháp rất hiệu quả trong nha khoa, chuyên điều trị các hàm răng không đều, khấp khểnh, chen chúc, hàm hô, móm lệch lạc,.. Tuy nhiên, vì một số lý do nên nhiều người rất quan tâm đến quá trình đeo niềng răng bao lâu. Và khi nào thì có thể tháo ra được. Cùng Nha Khoa BS GIANG tìm hiểu nhé!
Niềng răng là gì?
Niềng răng còn được gọi là cách sắp xếp, điều chỉnh tổng thể răng về đúng vị trí. Với sự hỗ trợ của lực kéo tạo ra từ các khí cụ (mắc cài, khay niềng hoặc hàm tháo lắp). Đây là phương pháp cực kỳ hiệu quả để giúp cho khách hàng có hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh. Tự tin trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
Niềng răng bao lâu được tháo ra?
Tùy thuộc và tình hình răng và mức độ lệch lạc, hô móm, chen chúc của răng mà có thời gian điều trị khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thời gian chỉnh nha đối với trường hợp không nhổ răng mất khoảng 18 tháng. Trường hợp có nhổ răng thì khoảng 24 tháng là đủ để có một nụ cười rạng rỡ. Đối với các trường hợp có răng ngầm, thời gian niềng có thể lâu hơn một chút. Ngoài ra, nếu như chỉnh nha kết hợp với phục hình răng sứ thì sẽ nhanh hơn. Khoảng vài tháng đến 1 năm là hoàn chỉnh.
Thời gian niềng răng đối với trẻ em bao lâu?
Đây là câu hỏi được khá nhiều bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Giai đoạn trẻ từ 8-10 tuổi là giai đoạn thay răng sữa, mục đích của giai đoạn này là chỉnh sửa những lệch lạc. Và sắp xếp chỗ để cho răng cố định mọc đúng vị trí. Đây là thời gian rất thích hợp để điều chỉnh những sai lệch về răng. Chuẩn bị và giúp cho việc điều trị sau này được đơn giản và nhanh chóng hơn.
Trường hợp bé đang trong giai đoạn phát triển dậy thì, giai đoạn xương hàm phát triển mạnh. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào sự phát triển của trẻ để điều chỉnh khuôn mặt cho đẹp. Đồng thời sắp xếp răng cho đều đặn trên cung hàm.
Thời gian niềng răng đối với người lớn bao lâu?
Hiện nay, công nghệ nha khoa phát triển tiên tiến. Nên thời gian niềng răng ngày càng rút ngắn cho khách hàng. Thông thường, người lớn khi niềng răng sẽ mất thời gian lâu hơn so với trẻ em. Do cung hàm phát triển khá ổn định và cứng cáp. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ đúng phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ thì thời gian tháo niềng răng sẽ nhanh hơn. Quá trình niềng răng được rút ngắn đáng kể.
Nhìn chung, thông thường 1 ca niềng răng mức độ nhẹ đến trung bình, sẽ dao động từ 1,5 năm đến 2 năm. Đối với trường hợp khó hơn như: hô, móm nhiều, răng mọc lộn xộn. Thì cần nhiều thời gian hơn có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn hơn. Nếu như bạn thực hiện đúng quá trình chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng. Và đến hẹn đúng thời gian theo lịch khám.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian niềng răng?
Thời gian niềng răng kéo dài bao lâu tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng răng miệng của mỗi người. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Chất lượng các loại mắc cài
Ngoài tuổi tác thì loại mắc cài niềng răng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian đeo niềng. Bởi vì hiện nay các loại mắc cài niềng răng sẽ có lực kéo, ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cũng như mắc cài kim loại tuy rằng không đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đối với răng miệng nhưng lại có lực kéo rất tốt. Giúp răng ổn định nhanh hơn, quá trình tháo niềng nhanh chóng.
Mức độ lệch lạc của răng :
Một trong các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến thời gian niềng răng bao lâu là mức độ lệch lạc của răng. Trường hợp nếu như răng chỉ bị lệch lạc ở mức độ nhẹ và vừa thì thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn. Đối với xương yếu và răng lệch lạc nhiều thì thời gian đeo mắc cài cũng như hàm duy trì sẽ kéo dài hơn.
Mặt khác, việc vệ sinh răng miệng không tốt cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể sẽ làm giảm thời gian niềng răng. Ngược lại, nếu vệ sinh sai cách sẽ làm mắc cài dễ bong ra. Hay ảnh hưởng đến men răng, nướu và sức khỏe răng miệng thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn.
Thói quen ăn uống
Bên cạnh đó, các thói quen như ăn uống các thức ăn có độ cứng cao hoặc dai, dẻo. Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian niềng răng. Thế nên để rút ngắn quá trình niềng răng. Bạn nên hạn chế để tránh đến quá trình dịch chuyển và giúp răng ổn định hơn trên cung hàm.
Đeo niềng răng bao lâu thì có thể tháo?
Có nên tháo niềng răng sớm hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này thì phải tùy thuộc và tình trạng răng hiện tại của bạn như thế nào. Có ổn định như phát đồ điều trị không, ăn nhai có tốt không. Nếu đã cải thiện hoặc khắc phục hiệu quả tình trạng răng hô, móm, thưa hay lệch lạc thì có thể tiến hành tháo hàm.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hiệu quả sau khi niềng. Thời điểm tháo niềng răng có thể sớm hoặc muộn hơn so với dự kiến dao động nhiều nhất khoảng 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tháo niềng răng sớm. Nhưng lưu ý khi tháo niềng răng phải được thực hiện theo quy trình của Bác sĩ. Để đảm bảo răng không bị chạy trong thời gian tháo tạm mắc cài hoặc sau khi tháo niềng răng sớm.
Nếu như được tháo niềng trước thời điểm dự kiến. Thì bạn cần phải đeo hàm duy trình khoảng 20h/ngày trong 1 – 6 tháng đầu để ổn định hàm răng. Đảm bảo khớp cắn và giữ cho răng không bị xô lệch.
Các lưu ý quan trọng sau khi tháo niềng răng
+ Cần đeo hàm duy trì một thời gian để răng và xương hàm ổn định.
+ Tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng sau khi niềng như: nghiến răng, đẩy lưỡi,… để răng lệch lạc không tái phát.
+ Chải răng ít nhất ngày 2 lần kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng như vôi răng, sâu răng,…
+ Thăm khám định kỳ 1 năm/2 lần để kiểm tra răng sau khi niềng. Đồng thời kiểm tra sức khỏe răng, lấy cao răng định kỳ.
Cách chăm sóc răng để tháo niềng răng sớm đạt hiệu quả
Việc tháo niềng răng sớm phải được chăm sóc hiệu quả để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tránh các tình trạng lệch lạc trở lại về sau. Do đó, chăm sóc răng miệng từ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng… là những yếu tố quyết định thời gian niềng răng. Muốn tháo niềng răng trước thời hạn, rút ngắn thời gian chỉnh nha và sớm tháo niềng. Bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
+ Đến nha khoa thăm khám răng hàng tháng để bác sĩ theo dõi và xem xét tình trạng răng, mức độ di chuyển răng, tăng lực siết để răng di chuyển. Đồng thời, theo dõi tình trạng răng, ngăn chặn kịp thời những bệnh lý răng miệng.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cơ thể như ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai và nuốt, tuyệt đối không nên dùng răng cắn trực tiếp đồ ăn quá dai hoặc quá cứng…
Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh phát sinh bệnh về răng miệng trong quá trình niềng. Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng… để loại bỏ các thức ăn thừa, mảng bám gây bệnh lý như nha chu, sâu răng … gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.