Chuyên môn

Giải phẫu lợi răng

LỜI GIỚI THIỆU Các cuốn Bài giảng Giải phẫu học tập I, tập II và tập III được biên soạn và xuất bản theo chương tŕnh của sinh viên các trường Đại học đă góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Giải phẫu của sinh viên Học viện Quân y trong thời

MỤC LỤC    
 
  I. GIẢI PHẪU ĐẦU - MẶT - CỔ II. ATLAS ĐẦU - MẶT - CỔ  
  1.1. Giải phẫu tai 2.1. Atlas Giải phẫu tai  
  1.2. Giải phẫu mắt 2.2. Atlas Giải phẫu mắt  
  1.3. Giải phẫu mũi xoang 2.3. Atlas Giải phẫu mũi xoang  
  1.4. Giải phẫu má 2.4. Atlas Giải phẫu má  
  1.5. Giải phẫu động mạch 2.5. Atlas Giải phẫu động mạch  
  1.6. Giải phẫu nền miệng 2.6. Atlas Giải phẫu nền miệng  
  1.7. Giải phẫu lợi răng 2.7. Atlas Giải phẫu lợi răng  
  1.8. Giải phẫu hầu 2.8. Atlas Giải phẫu hầu  
  1.9. Giải phẫu thanh quản 2.9. Atlas Giải phẫu thanh quản  
  1.10. Giải phẫu vùng cổ 2.10. Atlas Giải phẫu vùng cổ  
LỜI GIỚI THIỆU    
  Các cuốn Bài giảng Giải phẫu học tập I, tập II và tập III được biên soạn và xuất bản theo chương tŕnh của sinh viên các trường Đại học đă góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Giải phẫu của sinh viên Học viện Quân y trong thời gian qua và đang được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để tái bản phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, tạo điều kiện cho các đối tượng học viên đại học và sau đại học (Bác sỹ chuyên khoa, Cao học và Nghiên cứu sinh) có thêm tài liệu học tập và tham khảo, tập thể giảng viên Bộ môn Giải phẫu - Học viện Quân y đă biên soạn cuốn giáo tŕnh Giải phẫu học (dùng cho học viên sau đại học) gồm hai tập. Tập I được xuất bản lần này gồm một số bài giảng về Giải phẫu học về Đầu mặt cổ và thần kinh. Tập II gồm các bài giảng về Giải phẫu ngực, bụng và tứ chi sẽ được xuất bản trong thời gian tới.
Các danh từ Giải phẫu và nội dung các danh từ được sử dụng hoàn toàn theo danh pháp quốc tế (Nomica Anatomica - NA), tuy vậy các danh từ đồng nghĩa vẫn được chú thích kèm theo để học viên dễ tham khảo và tra cứu.
V́ đây là một tài liệu chuyên sâu nên trong quá tŕnh biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin chân thành mong các nhà Giải phẫu cũng như các bạn đọc đóng góp ư kiến bổ khuyết để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Hoàn thành cuốn sách này có sự tham gia của BS. Nguyễn Văn Ba, KTV. Nguyễn Thái Ngọc, KTV. Đặng Xuân Lâm.
Chúng tôi xin bày tỏ ḷng biết ơn Ban Giám đốc, Pḥng Đào tạo, Pḥng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Học viện Quân y đă giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này. 
                                                                                                                   
                                                                                                           
 
 
         
GIẢI PHẪU LỢI RĂNG    
 
             1. Lợi
          Niêm mạc miệng từ tiền đ́nh miệng quặt nên trên (nếu ở hàm dưới)  hoặc xuống dưới (nếu ở hàm trên) để phủ lợi đến tận huyệt răng rồi phủ lên mặt trong của các cung răng. Như vậy niêm mạc lợi có 3 phần
           - Phần ngoài hay phần tiền đ́nh
           - Phần trong hay phần lưỡi
           - Phần giữa nằm ngang phủ bờ tự do của cung răng.
          Phần giữa đi đến các huyệt răng, chỗ cổ răng bám vào huyệt răng th́ dính chặt vào. Như vậy niêm mạc lợi liên tiếp với màng xương ở huyệt răng.
           1.1. Cấu tạo  
          Niêm mạc lợi có cấu tạo như niêm mạc ở các chỗ khác trong miệng nhưng có đặc điểm riêng.
           - Rất dầy
           - Bám chặt vào màng xương, dưới nó không có lớp tổ chức liên kết nào ngăn cách, v́ vậy người ta gọi là niêm mạc sợi.
          1.2. Mạch máu và thần kinh
          - Động mạch : Rất mỏng mảnh.
           + Ở lợi hàm trên: Động mạch hàm trong cho các ngành : huyệt răng, động mạch dưới ổ mắt, động mạch bướm khẩu cái và động mạch khẩu cái xuống.
           + Ở lợi hàm dưới:  Các  ngành  động  mạch tách từ động mạch dưới lưỡi (ngành của động mạch lưỡi), động mạch dưới cằm (ngành của động mạch mặt) và động mạch răng dưới (ngành của động mạch hàm trong). Các động mạch nối với nhau ở mỗi hàm bằng một cung động mạch (cung mạch lợi) khoảng 5mm cách bờ tự do của lợi và áp sát vào tổ chức xương. Từ cung này phân nhánh cho lợi
          - Tĩnh mạch : Độc lập với động mạch, ở phía sau tạo thành các đám rối tĩnh mạch.
          - Thần kinh : Khá phong phú.
          + Lợi hàm trên: Các nhánh tách từ dây thần kinh răng sau và thần kinh răng trước, ngành của dây hàm trên (thuộc dây thần kinh V).
          + Lợi hàm dưới . Các nhánh tách từ dây thần kinh răng dưới ngành của dây hàm dưới (thuộc dây thần kinh V).
 
 
GIẢI PHẪU LỢI RĂNG    
 
              2. Răng
           2.1. Khái niệm chung
           2.1.1. Số lượng
           - Ở trẻ em từ 6 - 8 tuổi có 20 răng, gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Người ta gọi là răng sữa hay răng tạm thời.
           - Ở người lớn số lượng răng là 32; trong đó có 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới.
Tùy theo h́nh dạng và chức năng, răng được chia ra làm : răng cửa, răng nanh, răng hàm bé (hay răng tiền cối), răng hàm lớn (hay răng cối). Công thức răng ở loài người là:
- Công thức răng sữa:
Hàm trên:     Răng hàm bé 2
  +  Răng nanh 1
  +  Răng cửa 2
  = 5
 
Hàm dưới:     Răng hàm bé 2
  +  Răng nanh 1
  +  Răng cửa 2
  = 5
            10  x  2 bên ( phải + trái )  =  20
           - Thời gian mọc răng sữa b́nh thường:
                   6 tháng mọc răng cửa giữa dưới
                   10 tháng mọc răng cửa giữa trên
                   16 tháng mọc răng cửa bên dưới
                   20 tháng mọc răng cửa bên trên
                   24 tháng mọc răng hàm bé 1 dưới
                   26 tháng mọc răng hàm bé 1 trên
                   28 tháng mọc răng nanh dưới
                   30 tháng mọc răng nanh trên
                   32 tháng mọc răng hàm bé 2 dưới
                   34 tháng mọc răng hàm bé 2 trên
          - Công thức răng vĩnh viễn:
Hàm trên:       Răng hàm lớn 3
  +  Răng hàm bé 2
  +  Răng nanh 1
  +  Răng cửa 2
  = 8
 
Hàm trên:       Răng hàm lớn 3
  +  Răng hàm bé 2
  +  Răng nanh 1
  +  Răng cửa 2
  = 8
                      16  x  2 bên  ( phải + trái )  =  32
           - Thời gian mọc răng vĩnh viễn b́nh thường:
                   6 tuổi mọc răng hàm lớn 1.
                   6 - 8 tuổi mọc răng cửa giữa
                   8 - 9 tuổi mọc răng cửa bên
                   9 - 10 tuổi mọc răng hàm bé 1
                   10 - 11 tuổi mọc răng nanh
                   11 - 12 tuổi mọc răng hàm bé 2
                   12 - 14 tuổi mọc răng hàm lớn 2
                   16 - 30 tuổi mọc răng khôn 3
          Ở những người khung xương hàm nhỏ, răng khôn mọc chậm, huyệt răng bị  chật hẹp, thường hay gây tai biến khi mọc (mọc lệch).
          2.1.2. Vị trí.
          Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn răng đều cắm vào huyệt răng. Huyệt răng có một lỗ nếu răng có một chân và nhiều lỗ nếu răng có nhiều chân. Răng cắm vào hàm theo chiều thẳng đứng nhưng hơi chếch.
          2.1.3. Phương tiện cố định.
          Huyệt răng luôn luôn khớp với răng về h́nh thể và kích thước. Lợi dính chặt vào cổ răng làm thành một ṿng chắc giữ chặt răng vào hàm. Ngoài ra, niêm mạc sợi của lợi c̣n cho các sợi có tên là màng xương huyệt răng để tới huyệt, các sợi này đi tới tận đáy huyệt. Trên mặt cắt ngang,  các sợi này một số đi ngang, một số đi chếch từ xương đến răng tạo thành bó sợi Sharpey. Những bó sợi này tạo thành phương tiện cố định răng một cách chắc  chắn.  Sợi  này  có  cấu  tạo  rất giống màng xương và  có tên là ngoại cốt
 chân răng hay dây chằng chân răng (periodontium).
          Ngoài các bó sợi,  dây chằng chân răng c̣n có hai loại tế bào liên kết : tế bào liên kết thông thường và tế bào dẹt.
  
 
    Các răng vĩnh viễn trên  

   Các răng vĩnh viễn dưới   
           2.2. H́nh thể ngoài
          Mỗi răng có ba phần : chân răng , cổ răng và thân răng
           2.2.1. Đặc điểm chung
           * Chân răng (radix dentis) hay rễ răng màu vàng nhạt, ở răng cửa và răng nanh có một chân, càn các răng khác có 2,3 hoặc 4 chân. Dù là một chân hoặc nhiều chân, các chân răng đều có h́nh chêm hơi dẹt, càng xuống dưới  chân răng càng nhỏ và cuối cùng tận hết ở đỉnh chân răng, ở đây có một lỗ c̣n để mạch máu thần kinh đi vào tủy- lỗ chân răng.
          * Cổ răng (collum dentis) là phần giữa chân răng và thân răng, được phủ bởi niêm mạc.
          * Thân răng (corona dentis) hay vành răng là phần nhô ra khỏi huyệt và nh́n thấy được. Màu trắng, nổi rơ so với màu vàng nhạt ở chân răng. Thân răng thường to ở trên, hẹp ở dưới nên ở trên các răng khít nhau c̣n ở dưới có một khoảng h́nh tam giác: khoảng giữa các răng (espacio interdentarios). Đôi khi các khoảng này được lấp bằng lợi, là nơi mạt nhai hay dắt thức ăn.
          Mặt trên của thân răng gọi là mặt nhai hay mặt cắt
            2.2.2. Đặc điểm riêng
           * Răng cửa ( dentis incisivi ).
          - H́nh xẻng lưỡi hướng vào phía miệng
          - Thân răng có hai rănh nhỏ chia thân làm 3 thùy ở phía trước: thùy giữa, 2 thùy bên.
          - Rễ hơi xiên có h́nh côn hơi dẹt.
           * Răng nanh : ( dentis canini )
          - Thân h́nh lưỡi giáo hơi dẹt
          - Rễ dài to, ở trên đội mảnh xương ra thành ụ : ụ nanh
           * Răng hàm bé hay răng tiền cối (dentis premolares) có 8 răng
          ở mặt nhai có hai củ (tuberculum dentis) củ ngoài (hay củ tiền đ́nh) và củ trong (hay củ lưỡi); củ ngoài thường phát triển hơn. Giữa hai củ có một rănh, ở đầu rănh có hai rănh ngắn chạy song song, vậy các rănh làm thành h́nh chữ H.
          Thường răng hàm bé chỉ có một chân, đôi khi chân đó tách đôi: 1 hướng ra ngoài, 1 hướng vào trong.
           * Răng hàm lớn hay răng cối (dentis molares) có 12 răng
          Các răng hàm lớn chiếm phần sau của hàm, mỗi nửa hàm có 3 răng gọi là răng hàm lớn thứ nhất, thứ nh́, thứ ba, kể từ trước ra sau.
- Răng hàm lớn phía trên
             + Có ba chân : hai ở ngoài, một ở trong
             + Mặt răng có 4 củ ngăn cách nhau bởi các rănh bắt chéo
             + Mặt miệng có rănh nông chia răng thành hai thùy : thùy cằm và thùy xa ( distal ).
          - Răng hàm lớn phía dưới
             + Có 2 chân đỡ lấy 4 củ, đôi khi có 5 củ ( thường thấy ở răng hàm lớn thứ nhất ).
             + 2 chân : 1 ở phía cằm, 1 ở phía xa.
 
 
 
GIẢI PHẪU LỢI RĂNG    
 
  2.3. Cấu tạo răng
        Răng có thể chia làm 2 phần :
          - Phần mềm : Tủy răng
          - Phần cứng gồm :
                   + Ngà răng
                   + Men răng : là phần bọc ngà răng ở thân răng
                   + Cement : là phần bọc ngà răng ở chân răng
        2.3.1. Tủy răng
          Mềm, màu hồng nằm ở trong khoang giữa răng và lấp đầy khoang này.
          H́nh thể của tủy răng tùy theo từng loại răng : h́nh thoi ở răng nanh, h́nh xẻng ở răng cửa, h́nh nón ở răng hàm. Khối lượng tủy giao động theo tuổi, nhiều ở trẻ em giảm ở người lớn và rất giảm ở người già.
          Mô học : tủy răng được cấu tạo bởi các tế bào và các sợi giữa chúng là chất cơ bản. Các sợi mỏng mảnh, thưa, đan với nhau.
           Tế bào : Có 2 loại.
- Tế bào liên kết thường: h́nh sao hoặc h́nh thoi
- Tế bào ngà (odontoblastes) phủ bề mặt của tủy răng và ngăn cách tủy và ngà răng.
 
 
H́nh: Cấu tạo của răng (cắt dọc qua răng nanh) 
A: Vành răng B: Cổ răng C: Rễ răng
 
1. Men răng 9. Ngoại cốt mạc xương hàm trên và xương hàm dưới
2. Ngà và các tiểu quản ngà 10. Màng xương huyệt răng
3. Các khoảng gian cầu 11. Nhú
4. Lớp nguyên bào tạo ngà 12. Chất xương (cement)
5. Các khoảng gian gần 13. Ống rễ răng
6. Tủy chứa mạch và thần kinh 14. Xương
7. Thượng mô (lát tầng) của lợi 15. Các lỗ đinh
8. Chỗ bám thượng mô  
          2.3.2. Ngà răng
          Ngà răng là phần chính của răng, cứng, có màu vàng nhạt. Về độ cứng ngà răng chỉ kém hơn men răng, hơn cả phần đặc của xương dài, ngà răng có h́nh dạng của răng.
           * Mô học. Ngà răng có cấu tạo gồm:
          - Chất cơ bản đồng nhất, trong suốt và có những hạt mịn, xếp thành từng lớp như hệ thống Havers của xương. Trên mặt phẳng cắt ngang, các lớp ngà h́nh nhẫn, c̣n trên mặt phẳng cắt dọc th́ h́nh cung. Ở bề mặt của ngà răng, chỗ tiếp xúc với men răng hoặc lớp cement có những hạt nhỏ mịn.
          - Ống ngà được Leeuwenhoek phát hiện ra năm 1673. Là những ống nhỏ đường kính 2 - 4 mm đi từ ống tủy đến tận lớp hạt mịn của ngà răng.
          - Sợi ngà (sợi răng hay sợi của Tomes) nằm trong ống ngà, đi từ lớp nguyên bào tạo ngà của tủy răng tới tận lớp mịn ở ngà răng. Đây là phần kéo dài của các nguyên bào tạo ngà. Tomes cho rằng các nguyên bào tạo ngà như những tế bào thần kinh thực sự cho các nhánh tới nhận các cảm giác ở ngà răng.
          2.3.3. Men răng
          Phủ ngà răng ở phía thân răng, rất rắn, trong suốt gồm 2 phần là
lăng trụ men răng và tiểu b́ men răng.
          - Lăng trụ men răng là những cột gắn chặt với nhau đi hơi chếch ra ngoài tới lớp tiểu b́, các cột này h́nh lăng trụ 3 - 5mm, cột hơi có h́nh chữ  S.    
          - Tiểu b́ men răng dày khoảng 1 mm.
          2.3.4. Cement
          Phủ mặt ngoài của ngà răng ở phần chân răng. Cấu tạo  tương tự như tổ chức xương, có các phần :
           - Chất căn bản : đồng nhất và có hạt mịn
           - Tế bào tạo xương : to 30 - 60 m
           - Ống xương : nhiều và chạy theo nhiều hướng khác nhau.
 
GIẢI PHẪU LỢI RĂNG    
 
  3. Mạch máu và thần kinh của răng
          3.1. Động mạch 
          Động mạch nuôi răng xuất phát từ những nguồn khác nhau.

   Động mạch hàm  
1. Cơ và ĐM chân bướm hàm 19. ĐM mặt
2. ĐM trên ổ mắt 20. ĐM cảnh ngoài
3. ĐM trên ṛng rọc 21. Cơ trâm móng
4. ĐM mắt 22. Cơ nhị thân (bụng sau)
5. ĐM lưng mũi 23. ĐM và TK hàm móng
6. ĐM góc 24. Dây chằng bướm - hàm dưới
7. ĐM dưới ổ mắt 25. ĐM và TK huyệt răng dưới
8. ĐM huyệt răng trên sau 26. TK mặt
9. ĐM huyệt răng trên giữa 27. ĐM tai sau
10. ĐM huyệt răng trên trước 28. ĐM thái dương nông
11. ĐM và thần kinh má 29. ĐM hàm
12. Cơ và ĐM chân bướm trong 30. TK tai - thái dương
13. Vách chân bướm - hàm dưới 31. ĐM màng năo giữa
14. TK lưỡi 32. Dây chằng bên ngoài của khớp thái dương - hàm dưới
15. ĐM mặt 33. ĐM và TK cắn
16. ĐM cằm 34. ĐM và TK thái dương sâu sau
17. ĐM dưới cằm 35. ĐM và TK thái dương sâu trước
18. ĐM lưỡi  
          3.1.1. Mạch máu của hàm dưới
         Nuôi xương hàm và răng lợi hàm dưới là động mạch răng dưới (a. dentalis inferiores), tách ra từ đông mạch hàm trong (a. maxillaris interna).
          Từ nguyên uỷ động mạch răng dưới đi xuống ở sau dây thần kinh răng dưới tới lỗ hàm dưới ở mặt trong ngành lên xương hàm. Động mạch này đi giữa xương và mặt ngoài dây chằng bướm hàm. Trước khi tới lỗ hàm, động mạch tách ra nhánh hàm móng, nhánh này xiên vào dây chằng bướm hàm đi cùng với dây thần kinh hàm móng trong rănh hàm móng ở ngành lên xương hàm, phân nhánh vào cơ  hàm móng và nối với nhánh dưới hàm của động mạch mặt.
          Động mạch răng dưới đi vào ống xương hàm dưới, cùng với dây thần kinh răng dưới khi đối diện với răng hàm thứ nhất th́ động mạch phân thành hai ngành là ngành cằm và ngành răng cửa. Nhánh răng cửa tiếp tục hướng đi ra trước ở dưới các răng cửa tới tận đường giữa và nối tiếp với động mạch bên đối diện. Trong ống răng động mạch răng dưới và nhánh cằm cho các nhánh nhỏ tới xương hàm dưới và một loạt nhánh tới các chân răng để đi vào tủy răng  nuôi dưỡng răng. Nhánh cằm thoát khỏi lỗ cằm, cấp máu cho cằm và nối với nhánh động mạch mặt ở môi.
          Động mạch răng dưới ở gần nguyên uỷ, tách một nhánh lưỡi, đi xuống cho dây thần kinh lưỡi, cấp máu cho niêm mạc miệng.
           3.1.2. Mạch máu của hàm trên
          Nuôi xương hàm và răng lợi hàm trên là các nhánh động mạch răng trên trước, răng trên sau tách ra từ động mạch dưới ổ mắt ngành bên của động mạch hàm trong.
          - Nhánh răng trên trước (a. dentalis anterior): đi xuống qua ống răng trước, chi phối cho các răng cửa trên và răng nanh, niêm mạc xoang hàm và cho một số nhánh đi lên góc trong của mắt và túi lệ và nối với động mạch mặt, một số nhánh hướng tới mũi nối với nhánh mũi sau của động mạch mắt. Các nhánh khác đi xuống giữa cơ nâng môi trên và cơ nâng góc miệng để nối với động mạch mặt, động mạch ngang mặt và động mạch má.
           - Nhánh răng trên sau (a. dentalis posterior) đi xuống mặt sau hàm trên cho ra các nhánh. Một số đi vào ống răng cấp máu cho lợi và răng hàm, niêm mạc xoang hàm. Một số nhánh đi ra trước trên mỏm của lỗ chân răng để nuôi cho lợi răng.
          - Động mạch khẩu cái lớn (a. palatina major) đi qua ống khẩu cái lớn, lỗ khẩu cái lớn nổi lên ở mặt miệng của khẩu cái, và đi ra trước trong một rănh gần bờ huyệt răng cửa, phần khẩu cái cứng để tới ống răng cửa. Động mạch đi qua ống này và phân nhánh cho lợi, các tuyến khẩu cái và niêm mạc ṿm miệng.

   Động mạch hàm trên  
1. ĐM bướm - khẩu cái 18. ĐM cảnh ngoài
2. ĐM mũi sau ngoài 19. ĐM hạnh nhân
3. ĐM dưới ổ mắt 20. Các nhánh hạnh nhân
4. ĐM huyệt răng trên sau 21. ĐM khẩu cái lên
5. ĐM bướm - khẩu cái 22. ĐM hầu lên
6. Các nhánh vách mũi sau 23. ĐM thái dương nông
7. ĐM khẩu cái xuống 24. TK tai - thái dương
8. ĐM má 25. ĐM tai sâu
9. Ṿng nối trong ống răng cửa 26. ĐM nhĩ trước
10. Các ĐM khẩu cái lớn phải và trái 27. ĐM màng năo giữa
11. Các ĐM khẩu cái bé phải và trái 28. ĐM màng năo phụ
12. ĐM chân bướm 29. ĐM và TK thái dương sâu sau
13. ĐM cắn 30. ĐM và TK thái dương sâu trước
14. ĐM nang dưới 31. ĐM ống chân bướm
15. Cơ trâm - lưỡi 32. ĐM hầu
16. Cơ khít hầu trên 33. Lỗ bướm khẩu cái
17. ĐM mặt  
          3.2. Tĩnh mạch     
      Các tĩnh mạch của răng và lợi đi kèm theo động mạch.
          3.3. Thần kinh
          3.3.1. Cho răng hàm trên
  Các dây thần kinh răng trước, răng giữa, răng sau  (nn. alveolares anterior medius posterior).
          Các nhánh này tách từ dây hàm trên, trước khi dây này đi vào rănh dưới ổ mắt (chạy ở giữa hay ở đầu rănh). Các dây này chạy ngang dưới niêm mạc của xoang hàm trên nên dễ bị ảnh hưởng khi xoang bị viêm, các dây này chắp nối thành một quai ở phía trên của chân răng, rồi từ các quai phân nhánh vào răng, vào xương và niêm mạc của xoang hàm trên.
          Dây hàm trên t́m thấy ở ngang bờ trên mỏm tiếp, cách sau bờ ngoài ổ mắt 1 cm, dây ở sâu cách da 4 cm.
          3.3.2.  Cho răng hàm dưới
  Dây thần kinh huyệt răng dưới (n. alveolaris inferior) hay dây răng dưới là một nhánh to nhất của dây hàm dưới, nên được coi như một nhánh tận. Dây chạy giữa hai cơ chân bướm, nằm áp ngang mặt ngoài của cân liên cơ chân bướm và chạy tới lưỡi hàm dưới (lingula mandibulae) hay gai Spix, chui cùng động mạch vào ống hàm dưới (canalis mandibulae) hay ống răng dưới.
          Dây thần kinh huyệt răng dưới tách trước khi chui vào ống răng dưới ra nhánh nối với dây lưỡi và dây hàm móng, vận động cho cơ hàm móng và cơ nhị thân. Trong ống răng dây tách ra các nhánh cho răng hàm dưới và cho hai nhánh tận : dây cằm (n. mentalis) thoát khỏi ống răng ở lỗ cằm để đi vào da cằm và niêm mạc môi dưới, dây nanh (n. dentalis) tách ra cho các răng ở phía trước (răng nanh, răng cửa và lợi).
 
 
 
Hiện có 0 bình luận
Gửi yêu cầu tư vấn