lưu ý khi trẻ thay răng

Xiết ăn răng ở trẻ em: Những điều cần biết

Xiết ăn răng là một dạng của sâu răng, đây là một bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ em từ 6-12 tuổi. Nếu không được điều trị sớm, xiết ăn răng có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe răng miệng lâu dài với trẻ nhỏ.

ên bề mặt răng.

Nguyên nhân của xiết ăn răng ở trẻ do nhiều nguyên nhân: do bẩm sinh, do trẻ chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng, do bố mẹ lơ là chủ quan với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ.

Xiết ăn răng có thể do yếu tố bẩm sinh, do trẻ thiếu sản men răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng, gây sâu răng nhanh chóng.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi còn nhỏ, chưa ý thức được vệ sinh răng miệng. Khi ăn nhiều đồ ăn ngọt, ăn vặt, đường sẽ bám vào các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ tấn công men răng và làm mòn men răng.
Thiếu vitamin, khoáng chất là nguyên nhân khiến trẻ dễ sâu răng. Đặc biệt là khi thiếu canxi và flour sẽ khiến răng yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng của trẻ dễ dàng.

Ở mỗi giai đoạn, xiết ăn răng gây nên những triệu chứng khác nhau ở trẻ. Tuy nhiên, phần lớn trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: đau răng, biếng ăn, mệt mỏi,...

Tuy nhiên, nhiều trẻ bị xiết ăn răng nhẹ sẽ không gặp triệu chứng đau đớn gì cả. Khi đó, răng của trẻ có màu nâu, chưa bị ăn mòn. Cho đến khi xiết ăn răng phát triển, răng bị mòn dần thân răng, trẻ sẽ cảm thấy ê nhức khi ăn, quấy khóc, chán ăn.

Cuối cùng khi xiết ăn răng trở nặng cảm giác đau nhức răng sẽ trở nên nghiêm trọng, thường xuyên hơn. Trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, đau buốt tận óc, đau nhức thái dương, nướu sưng đỏ.
Hiện có 0 bình luận
Gửi yêu cầu tư vấn