Chuyên môn

NHỮNG ĐIỂM CHÚ Ý KHI NHỔ RĂNG TRẺ EM

NHỮNG ĐIỂM CHÚ Ý KHI NHỔ RĂNG TRẺ EM

Nhổ răng trẻ em

 
nho rang
NHỮNG ĐIỂM CHÚ Ý KHI NHỔ RĂNG TRẺ EM
  • Răng sữa hiện diện trên xương hàm từ 6 tháng đến 9-10 tuổi, rất cần thiết cho sự nhai, nuôi dưỡng và phát triển cơ thể trẻ, nhổ răng sữa sớm sẽ có ảnh hưởng xấu đến chức năng này.
  • Răng sữa hiện diện, có tác dụng kích thích xương hàm phát triển đều đặn, có đủ chiều rộng để răng vĩnh viễn sau này mọc, nhổ răng sữa sớm xương hàm sẽ thiếu phát triển, các răng còn lại bị xô lệch, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch vì thiếu chỗ.
  • Nếu nhổ răng cửa và răng nanh sữa quá sớm (trước 5 tuổi) vùng xương hàm phía trước không nở nang đều đặn và hàm trên dễ bị lùi ra sau.
  • Nên giữ răng hàm thứ 2 sữa hay chân răng (nếu thân bị vỡ) vì chân xa của những răng này có tác dụng không cho răng số 6 di chuyển về phía gần, làm thu ngắn cung răng, các răng mọc kế tiếp phía trước nó sẽ thiếu chỗ, mọc lệch lạc khớp nhai không đều, răng dễ bị sâu và viêm nha chu về sau.
  • Các răng vĩnh viễn quan trọng nhất là răng số 6, cần chữa sớm để nhai và duy trì khớp răng vĩnh viễn tốt. Nếu đã hư vỡ không chữa tốt được thì quyết định nhổ sớm trước khi răng số 7 mọc càng sớm càng tốt, các mầm răng số 7 có thời gian di chuyển về phía gần ngay trong xương hàm và sau này sẽ mọc thế chỗ răng số 6 được.
CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG Ở TRẺ EM
Nhổ răng sữa.
·      Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc.
·      Những răng sữa bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng (lỗ dò) nhổ để tránh thiểu sản men cho mầm răng.
·      Răng sữa đau nhiều lần đã chữa không khỏi, nhổ để khỏi ảnh hưởng cơ thể trẻ.
·      Nhổ những răng làm cản trở cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn.
·      Ví dụ : nhổ răng số 3 sữa nếu răng số 2 vĩnh viễn mọc lệch do thiếu chỗ.
·      Nhổ những răng sữa bị tủy thối, lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho vùng lân cận.
Nhổ răng vĩnh viễn.
·      Răng mọc thừa trên, trong hay ngoài cùng hàm (nếu không xấu lắm có thể giữ lại).
·      Nhổ răng số 6 : thường răng này bị sâu rất sớm khi có chỉ định nhổ răng này, có thể có hai hướng sau :
-   Nếu nhổ răng số 6 trước khi răng số 7 mọc thì có nhiều hy vọng là răng này sẽ di chuyển về phía trước và thay thế chỗ cho răng số 6.
-   Nếu khi răng số 7 chưa mọc mà cả 3 răng cối số 6 đều có chỉ định nhổ thì nên nhổ luôn chiếc răng thứ 4 (dù còn tốt) như vậy hàm răng sẽ cân đối hơn.
-   Nếu nhổ răng số 6 sau khi răng số 7 mọc thì chiếc răng này sẽ nghiêng gần gây trở ngại sự ăn khớp của hai hàm răng.
Trường hợp này tốt nhất là làm bộ phận giữ khoảng để hy vọng sau này làm cầu răng cho trẻ (chuyển bệnh nhân đến khoa chỉnh hình răng).
PHƯƠNG PHÁP NHỔ
Chuẩn bị bệnh nhân.
·      Cần phải hiểu tâm lý trẻ hởi vì sự hợp tác của trẻ là rất cần thiết.
Trẻ cần được giải thích trước khi gây tê, nên nói để trẻ biết tiêm thuốc sẽ hơi đau như kiến cắn rồi sẽ hết ngay, không nói dốì với trẻ vì như thế sẽ mất lòng tin.
·      Không nên để trẻ chờ quá lâu, nghe tiếng khốc của trẻ khác, trẻ sẽ tăng thêm sợ hãi.
·      Phụ huynh của trẻ nên chờ ở phòng ngoài trừ khi sự có mặt của họ thật cần thiết cho công việc.
·      Không để cho trẻ thấy các loại dụng cụ, đặc biệt là kim tiêm nên đậy nắp.
·      Thao tác phải nhẹ nhàng, nhanh và chính xác.
Kỹ thuật nhổ răng sữa.
·      Thân răng tốt, chân răng tiêu, răng lung lay nhiều : bôi tê quanh lợi (bằng mỡ lidocain 5%) rồi nhổ răng bằng kìm.
·      Chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng chỉ mới có thể tiêu một phần, việc nhổ các răng hàm sữa này có thể ôm các mầm răng vĩnh viễn, do đó có thể sai lầm là nhổ luôn mầm răng vĩnh viễn. Tốt nhất là chụp một phim X quang để xem xét, nếu có phải nhổ theo cách chia chân.
Nếu bình thường thì gây tê tiêm để nhổ, nhổ răng bằng bẩy và kìm. Khi nhổ chú ý không bắt kìm hay thọc bẩy quá sâu, phải nhẹ nhàng, không thô bạo.
·      Nếu trong lúc nhổ răng gãy chân (cần phân biệt sự gãy và sự tiêu chân), chỉ nên lấy chân ra khi nhìn thây chân gãy và chắc chắn là khi lấy không đụng chạm gì đến mầm răng.
Nếu khó quá thì nên thôi vì để một thời gian chân răng sữa sẽ chồi lên theo, mầm răng vĩnh viễn.
·      Có thể dùng dụng cụ nhổ răng vĩnh viễn để nhổ răng sữa, nhưng tốt hơn là dùng kìm răng sữa vì nhỏ dễgiấu trong lòng bàn tay và mở kìm thì thích hợp, nhổ bằng kìm răng vĩnh viễn phải thận trọng.
·      Động tác nhổ :
+ Áp dụng giống nhổ răng người lớn.
+ Tư thế cũng giống như nhổ răng vĩnh viễn.
+ Các răng cối dưới lung lay ngoài - trong rồi lấy ra ở phía lưỡi. Trái lại ở hàm trên lấy ra ở phía má vì xương ổ răng ở phía này mỏng
+ Các ráng cửa sữa trên và dưới nhổ bằng cách xoay tròn
·      Không nên nạo gốc răng sữa khi có nhiễm khuẩn mạn tính vì dễ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.
Hiện có 0 bình luận
Gửi yêu cầu tư vấn