Chuyên môn

SỐC PHẢN VỆ

Phản vệ là phản ứng dị ứng, dị ứng toàn thân,xuất hiện nhanh chóng,qua trung gian kháng thể immunoglobulin E (lg E) . Phản ứng giống phản vệ (Anaohylatoid):khác với phản vệ ở chỗ không qua trung gian lgE mà do phóng thích trực tiếp các hoá chất trung gi

SỐC PHẢN VỆ
I.Định nghĩa:
Phản vệ là phản ứng dị ứng, dị ứng toàn thân,xuất hiện nhanh chóng,qua trung gian kháng thể immunoglobulin E (lg E) .
Phản ứng giống phản vệ (Anaohylatoid):khác với phản vệ ở chỗ không qua trung gian lgE  mà do phóng thích trực tiếp các hoá chất trung gian từ dưỡng bào (Mast cell).Nguyên nhân thường gặp nhất là chất cản quang.Triệu chứng lâm sàng và điều trị giống như phản vệ.
II.Nguyên nhân:
-         Thực phẩm:Sò hến, tôm cua, trứng và các chất bảo quản như Sulfit và phẩm màu Tetrazin.
-         Nọc đọc của côn trùng có cánh:Ong, kiến lửa
-         Thuốc:bao gồm kháng sinh,Aspirin và thuốc kháng sinh non-steroid
-         Cao su latex
-         Sản phẩm của máu
-         Tinh dịch
-         Yếu tố vật lí ( như nhiệt độ lạnh hoặc gắng sức)
-         Vô căn
III.Bệnh sinh:
Phản vệ là do cơ thể nhạy cảm với kháng nguyên và tạo thành lgE đặc hiệu với kháng nguyên đó.Ở lần tiếp xúc sau,lgE trên các dưỡng bào và basophil gắn với kháng nguyên và liên kết cheo với thụ thể lgE, gây ra hoạt hoá tế bào cùng với sự phóng thích sau đó các hoá chất trung gian như histamin.
Sự phóng thích các hoá chất trung gian này gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, phù tế bào và co thắt cơ trơn đưa đến các triệu chứng lâm sàng.
IV.Triệu chứng lâm sàng
Phản vệ hầu hết xẩy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên, tuy nhiên có thể xảy ra chậm trong vài giờ.Một số bệnh nhân có biểu hiện phản ứng hai giai đoạn, đặc trưng bởi sự tái phát triệu chứng sau 4- 8 giờ.Một số ít bệnh nhân có diễn tiến kéo dài, cần nhiều giờ điều trị liên tục.
Phản vệ là một hội chứng cấp, đe doạ tính mạng, tổn thương nhiều  hệ cơ quan(≥ 2 hệ cơ quan bị ảnh hưởng).
-         Khí đạo:Chảy mũi hắt hơi,thở rít, khó thở do thắt thanh quản hoặc co thắt khí quản, phù thanh quản.
-         Da:Ngúa, đỏ da, mề đay ,phù mạch.
-         Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau quặn bụng.
-         Tim mạch: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thường nặng do giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tử vong là tắc nghẽn khí đạo, theo sau bởi hạ huyết áp.
V.Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử có tiếp xúc với dị nguyên và khám thực thể.
-         Trong một số trường hợp, chẩn đoán dựa vào mức Beta- Tryptase cao trong huyết thanh khi bệnh đã ổn định. Tuy nhiên, mức tryptase bình thường cũng không loại trừ phản vệ.
-         Chẩn đoán phân biệt bao gồm: nhồi máu cơ tim, hen, cacinoid, phù mạch do di truyền và phản ứng phó giao cảm.
VI.Điều trị
Bất chấp độ nặng, tất cả phản ứng phản vệ cần được điều trị ngay lập tức và theo dõi cẩn thận, bất kỳ phản ứng nhẹ có thể nhanh chống trở thành phản ứng nặng.
1.Epinephrin: là nền tảng của điều trị và nên được điều trị ngay lập tức.
Epinephrin có tác dụng ổn định huyết động, giãn phế quản và ngăn ngừa phóng thích thêm hạt từ dưỡng bào.
-         0,3-0,5ml(0,3-0,5mg dung dịch 1/100):Tiêm bắp, lặp lại mỗi 10-15 phút, nếu cần (liều nhi là 0,01ml/kg tới tối đa là 0,5ml).
-         0,5 mldung dích 1/1000 dưới lưỡi trong trường hợp tổn thương khí đạo chính hoặc hạ huyết áp.
-         3-5ml dung dịch 1/10.000 qua đường tĩnh mạch trung tâm.
-         3-5ml dung dịch 1/10.000 pha loãng với 10ml nước muối sinh lý qua ống nội khí quản.
-         Trường hợp triệu chứng kéo dài cần nhiều liều epinephrin, truyền liên tục epinephrin 1/10.000:1-4µg/phút, chỉnh liều dựa vào huyết áp.
2.Chăm sóc khí đạo:ưu tiên hàng đầu
- Thở oxy liều cao
- Đặt nội khí quản khi cần
- Nếu phù thanh quản không đáp ứng với pinephrin,chọc nhẫn- giáp hoặc mở khí quản.
3.Truyền dịch: Bệnh nhân hạ huyết áp cần thể tích dịch lớn do hậu quả của choáng phân bố.
Natri clorua 9‰ 500- 1000ml truyền nhanh lúc khởi đầu, sau đó truyền tiếp dựa vào huyết áp và lượng nước tiểu.
4.Glucocorticoid: Không có hiệu quả tức thì, nhưng có thể ngăn ngừa sự tái phát của triệu chứng.
Methyl prednisolone(medrol):125mg TM(liều nhí-2mg/kg).
Hoặc Hdrocortison 500 mg TM.
5.Antihistamin: làm giảm triệu chứng da, không có hiệu quả tức thì nhưng có thể làm ngắn thời gian của phản vệ.
- Dphenhydramin ( Bennadry):25-100mg TM trong 5-10 phút,TB, hoặc uống ( liều nhi 1mg/kg).Lặp lại mỗi 6 giờ trong 24 – 48 giờ.
- Antihistamin H2 có thể được thêm vào mặc dù thiếu những nghiên cứu chứng minh:
Ranitidin 50 mg TM (liều nhi 1mg/kg).
Famotidin ( pepcid) 40mg TM.
6.Thuốc đồng vận Beta giao cảm dạng hít: Như albuterol 5% 0,5ml(2,5 mg) trong 3ml nước muối sinh lý, có thể dùng trong co thắt phế quản kháng điều trị.
7.Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế Beta: làm tăng nguy cơ phản vệ và điều trị cũng khó khăn hơn.
Glucagon 1mg TM, theo sau bởi truyền 1mg/ giờ được dùng với hạ huyết áp trơ với epinephrin và truyền dịch.
8.Theo dõi:
- Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ (da):nên được theo dõi 6-8 giờ trước khi xuất viện.
- Bệnh nhân có triệu chứng trung bình đến nặng nên được nhập viện để được theo dõi sát.
- Khi xuất viện, cho antihistamin và prednison trong 4 ngày. Dặn dò bệnh nhân trở lại khoa cấp cứu khi có sự tái phát muộn của triệu chứng.
- Tất cả các trường hợp nặng nên được hướng dẫn tự tiêm epinephrin và tham khảo ý kiến của chuyên gia dị ứng.
Hiện có 0 bình luận
Gửi yêu cầu tư vấn