Chuyên môn

trac nghiem nha chu

trac nghiem nha chu

ĐỀ ÔN THI NHA CHU
1:  Đối với các loại kháng sinh thường dùng trong bệnh nha chu, ý kiến nào đúng:
A. Tetracyllin có thời gian phóng thích ngắn, ít sử dụng.
B. Metronidazone có tác dụng kìm khuẩn, thời gian phóng thích ngắn.
C. Rodogyl dùng trong mọi trường hợp.
D. Tetracyllin có tác dụng kìm khuẩn, thời gian phóng thích kéo dài hay dùng vì ít có tình trạng kháng thuốc.
E. Metronidazone có tác dụng diệt khuẩn, tg  phóng thích ngắn, có td cao với VK và KST.
2. test vi khuẩn trong lâm sàng
       A. phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.        D. A,B đúng
       B. chỉ xác định những sang thương hoạt động.             E. A,C dung
      C. nhận định bn có nguy cơ
3. Triệu chứng lâm sàng của viêm nướu tróc vẩy dạng trung bình:
A. Nướu xung quanh sang thương có màu đỏ bầm hay xanh xám.
B. Niêm mạc má và niêm mạc xương ổ răng có những đốm hay mảng màu đỏ.
C. Vùng mô nướu có hình ảnh bản đồ.
D. Biểu mô bề mặt bị tróc, mô liên kết bị hoại tử, xương ổ răng bị tiêu.
E. Gai nướu, nướu viền và nướu dính bị hoại tử.
 4:  Độc tố Lipopolysaccarit của Pg kích thích đơn bào phóng thích.
A. Leukotoxin.                         B. Collagenaza.                                  C. Interferon.
D. Interleukin.                          E. Tất cả đều sai
5. Trong viêm nướu hoại tử lở loét mãn tính:
A. Các triệu chứng giống như VNHTLLCT, bệnh nhân không thấy dễ chịu hơn.
B. Các triệu chứng giảm bớt, sự lành thương đang xảy ra hoàn toàn.
C. Tốc độ phá huỷ mô càng lúc càng nặng hơn.
    D. Sự hồi phục tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và việc điều trị của bệnh nhân.
E. Các sang thương hình chén tồn tại độc lập nhau gây phá huỷ mô nha chu.
9. Triệu chứng lâm sàng của VNHTLLCT giai đoạn đầu là:
A. Nướu chảy máu tự phát.
B. Nướu bị chảy máu khi thăm khám hay ăn thức ăn cứng.
C. Đau nhức dữ dội, liên tục.
D. Hơi thở và vị giác có mùi kim loại.
E. Miệng hôi thối, nước bọt chảy nhiều và quánh đặc.
 10. Triệu chứng nào có thể gặp trong giai đoạn nặng của VNHTLLCT:
A. Chảy máu nướu khi có kích thích nhẹ hay tự phát.
B. Sốt cao, gây hiện tượng nhiễm trùng huyết.
C. Đau nhức dữ dội, liên tục, đau khi ăn thức ăn nóng hay gia vị.
D. Hơi thở và vị giác có mùi kim loại.
    E. Bề mặt sang thương lõm hình chén được phủ một lớp màng giả màu vàng hoặc trắng đục.
11. Hình ảnh XQ của bệnh viêm nha chu mãn  có tiêu xương theo chiều:
A. Dọc. B. Ngang và dọc.        C. Ngang.
D. Chéo.               E. Tất cả đều đúng.
12. Giai đoạn từ tình trạng lành mạnh đến viêm nướu rồi chuyền sang giai đoạn VNC có sự gia tăng của .
A. Vi khuẩn yếm khí và G(+).                                      D. Vi khuẩn tuỳ nhiệm.
B. Vi khuẩn yếm khí và G(-).                                       E. Vi khuẩn hiếu khí.
C. G(+) và G(-).
13. Đặc điểm của viêm nha chu thanh thiếu niên dạng tại chỗ.
A. Người da đen nhiều hơn  người da trắng.
B. Xuất hiện giai đoạn 10-14 tuổi.
C. Bệnh nhân có sang thương ở vùng răng cửa & răng cối lớn I.
D. Những bệnh nhân này có rất nhiều mảng bám và nhiều răng sâu.
E. Viêm nhiều và mất bám dính nhiều
 
15. Trong bệnh PCA vi khuẩn gây bệnh gây bệnh đặc hiệu:
A. Antinobaccillus actinomycetemcomitans (Aa).               D. Không có vi khuẩn đặc hiệu.
B. Porphyromnas gingivalis (Pg).                                           E. Prevotella intermedia.
C. Pg và Aa.
17. Viêm nướu mãn tính do kích thích tại chỗ: Các triệu chứng lâm sàng chỉ có thể nhận biết được ở giai đoạn nào là đúng nhất:
A. Khởi đầu
B. Hình thành sang thương.
C. Sang thương tiến triển.
D. Hình thành sang thương và giai đoạn sang thương tiến triển.
E. Khởi đầu và giai đoạn hình thành sang thương.
18. Loại kháng sinh nào có nồng độ cao trong dịch nướu:
A. Quinolone. B. Erythromycine.  C. Metronidazole.          D. Penicillin.  E.Cephalosporin
 19. Triệu chứng lâm sàng của viêm nha chu mãn là:
A. Bệnh nhân nữ trên 35 tuổi.
B. Răng không bị sâu.
C. Có sự mất bám dính rất nặng ở nhiều vị trí khác nhau.
D. Có sự hình thành túi nha chu.
E. Có sự khiếm khuyết hóa hướng động bạch cầu đa nhân trung tính.
 20. Porphyromonas gingivalis (pg):
A. Là vi khuẩn kỵ khí không di động gr (-).    D. Xoắn khuẩn di động gr (-).
B. Là vi khủân kỵ khí di động gr (-).       E. Xoắn khuẩn không di động gr (-).
C. Vi khuẩn hiếu khí di động gr (-).
 
 21. Cách xử trí viêm nha chu mãn hiện nay:
A. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
B. Điều trị sơ khởi.
C. Tái khám sau 1-2 tháng để đánh giá.
D. Nếu tiến triển tốt sẽ điều trị duy trì, không tốt phải phẫu thuật nha chu.
E. Tất cả đều đúng.
22. Dấu chứng lâm sàng cơ bản nhất để chẩn đoán viêm nướu mãn tính do kích thích tại chỗ là:
A. Nướu chảy máu.                               D. Có sự hình thành túi nướu
B. Nướu có lấm tấm da cam.               E. Tăng tiết dịch nướu và dịch viêm.
C. Màu sắc nướu thay đổi từ hồng nhạt sang hơi đỏ rồi đỏ đậm và xanh xám.
 23. Viêm nha chu tiến triển nhanh:
            A. Bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém.
B. Là bệnh phá huỷ mô nha chu tương đối nhanh.
C. Phân thành 3 loại.
D. Gây phá huỷ mô nha chu trầm trọng ngay từ giai đọan sớm.
E. Không liên quan đến yếu tố di truyền.
24. Dấu chứng lâm sàng của viêm nha chu tiến triển nhanh loại A:
A. Sang thương trầm trọng toàn bộ 2 hàm răng         D. Răng sâu nhiều.
B. Sang thương chỉ trầm trọng ở vài răng.      E. Cao răng nhiều.
C. Không gặp ở người trưởng thành trên 35 tuổi.
 25. Sự khác biệt cơ bản của thuyết mảng bám đặc hiệu và mảng bám không đặc hiệu là:
A. Số lượng vi khuẩn.               D. Vi khuẩn đặc hiệu và thời gian gây bệnh.
B. Vi khuẩn đặc hiệu.               E. Số lượng vi khuẩn và vi khuẩn ngoại lai.
C. Số lượng vi khuẩn và vi khuẩn đặc hiệu.
 26. Sang thương thường thấy trên nướu ở bệnh nguyên bạch cầu nhân to cấp:
A. Nướu sưng đỏ bóng láng mất lấm tấm da cam và chảy máu.
B. Những sần trắng hơi cộm có quầng ban đỏ.
C. Nướu sưng đỏ nhưng túi nha chu nông.
    D. Xét nghiệm máu tiểu cầu giảm.
E. Tất cả đều sai.
27. Phẫu thuật cắt bỏ xương ổ răng là thủ thuật:
A. Cắt bỏ toàn bộ xương ổ răng bao quanh răng.
B. Không can thiệp đến phần xương nâng đỡ răng.
C. Mục đích tạo lại đường viền của xương.
   D. Nên thực hiện ở phần xương sát với răng lành mạnh.
E. Bảo tồn các vách xương của túi nha chu.
 29. Vi khuẩn thường thấy trong túi nha chu của viêm nha chu thanh niên dạng tại chỗ:
A. Chỉ có Aa.       B. Pg.                                          C. Pi.       D. Xoắn khuẩn.
E. Nhiều loại gồm chủ yều Aa. Ngoài ra còn có Canocytophaga, Eikennella,..
 30. Viêm nha chu trước tuổi dậy thì dạng tại chỗ:
A. Xảy ra hầu hết các răng trên cung hàm.
B. Viêm nướu trầm trọng.                                    D. Mất hóa hướng động của bạch cầu trung tính.
C. Sang thương nặng trên một số răng.     E. Tiêu xương ồ ạt.
31. Trình tự các giai đoạn điều trị bệnh nha chu gồm:
    A. Chống nhiễm khuẩn, điều trị khẩn, phục hồi duy trì.
B. Điều trị khẩn, phục hồi, chống nhiễm khuẩn, duy trì.
C. Chống nhiễm khuẩn khẩn, điều trị phục hồi, điều trị khẩn, duy trì.
    D. Điều trị khẩn, chống nhiễm khuẩn, duy trì, phục hồi.
E. Điều trị khẩn, chống nhiễm khuẩn, phục hồi, duy trì.
 32. Sang thương nội nha và nha chu liên quan nhiều đến vùng nào của vùng chẻ
A. Vùng 1.                                   B. Vùng 2.    C. Vùng 3.
D. Vùng 1 và vùng 2.                   E. Vùng 2 và vùng 3.
 33. Cấp độ I của sang thương nha chu vùng chẻ có đặc điểm:
A. Trên lâm sàng thấy lối vào vùng chẻ gốc răng ở ngay vùng 1.
B. Tổn thương vào khoảng trên 3 mm theo chiều ngoài trong.
C. Trên phim Tia X thấy thấu quang bên dưới chân vùng chẻ.
D. Trên phim Tia X chưa thấy gì trầm trọng.
E. Dùng thám trâm đi xuyên từ ngoài vào trong bên dưới nóc vùng chẻ một cách dễ dàng.
 34. Vi khuẩn gặp trong viêm nha chu tiến triển nhanh loại A:
A. Aa.            B. Pg.                   C. Pi.          D. Capnocytophaga.           E. Eikenella corrodens.
 35. Bệnh lý sang thương vùng chẻ thường xảy ra ở vùng nào của
A. Vùng 1.                                   B. Vùng 2.    C. Vùng 3.
D. Vùng 1 và vùng 2.                   E. Vùng 2 và vùng 3.
36. Viêm nha chu tiến triển nhanh loại B:
A. Nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh toàn thân.
B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
C. Đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân có sự thay đổi.
D. Mảng bám răng và cao răng ít.
E. Răng bị sâu ít hơn loại A.
 37. Nguyên nhân của viêm nha chu thanh niên tại chỗ:
A. Vi khuẩn.                  D. Suy yếu hệ thống miễn dịch.
B. Vệ sinh răng miệng kém.                                          E. A và D đúng.
C. Không liên quan đến yếu tố di truyền.
39: Nướu bị viêm khi mang thai thường:
·        Không xảy ra ở cả hai hàm
·        Nướu mặt ngoài- trong sưng nhiều
·        Gai nướu sưng nhiều hơn
·        Nướu sưng ít nhưng có sự thành lập túi nha chu
·        Nướu sưng đỏ dai và bóng láng
 40. Hình ảnh tiêu xương ổ răng trên phim tia X của viêm nha chu thanh niên dạng tại chỗ:
A. Chiều ngang.                                                                  D. Chiều dọc và chiều ngang.
B. Chiều dọc hoặc hình chêm.                                            E. Miệng núi lửa.
C. Hình chén.
41. Nguyên nhân gây viêm nha chu kháng:
A. Không do di truyền.
B. Do có sự khiếm khuyết các tế bào máu về mặt chất lượng và số lượng.
C. Đáp ứng của cơ thể đối với vi khuẩn không ảnh hưởng.
D. Các yếu tố ngoại lai như hút thuốc lá không ảnh hưởng đến bệnh.
E. Do vệ sinh răng miệng kém.
42. Cấp II  của sang thương nha chu vùng chẻ có đặc điểm:
A. Trên lâm sàng chỉ mới nhìn thấy lối vào vùng chẻ gốc răng ở ngay vùng II.
B. Sang thương bệnh lý tấn công vào sâu bên dứơi chân vùng chẻ gốc răng và xuyên vào bên trong.
C. Dùng thám trâm xuyên từ ngoài vào trong bên dưới nóc vùng chẻ một cách dễ dàng.
D. Trên phim Tia X chưa thấy gì trầm trọng.
E. Sang thương > 3 mm theo chiều ngoài - trong.
 43. Phẫu thuật nha chu nào áp dụng cho túi nha chu sâu hơn 5mm:
A. Phẫu thuật cắt nướu.                                                D. Phẫu thuật lật vạt.
B. Phẩu thuật xương ổ răng.                            E. Phẫu thuật nạo túi.
C. Phẫu thuật nướu - niêm mạc miệng.
45: Hiện tượng liên seo trong bệnh nha chu tức là:
·        Nướu trở về trạng thái bình thường phủ trên bờ mặt men răng
·        Viền nướu, khe nướu ở vị trí như trước khi có bệnh
·        Viền nướu, khe nướu và biểu mô bám dính ở vị trí trước khi có bệnh
·        Xương ổ răng ngừng tiêu hủy, nướu phủ đúng đường nối men- ximang
·        Xương ổ răng ngừng tiêu
 46: Suy dinh dưỡng Protein năng lượng( Kawasiokor) là nguyên nhân của bệnh:
·        Viêm nha chu phá hủy sớm
·        Viêm nha chu thanh niên
·        Viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính
·        Viêm nướu tróc vẩy
·        Viêm nướu mãn tính kích thích tại chỗ
 47. Phân loại sang thương nha chu vùng chẻ theo chiều đứng có đặc điểm:
A. Cấp độ A: Tiêu xương đến 1/3 xương ổ giữa các gốc răng, sâu 2 - 5mm.
B. Cấp độ B: Tiêu xương đến 1/2 phần xương ổ giữa các răng, sâu 4 - 6 mm.
C. Cấp độ C: Phần xương ở giữa các gốc răng bị tiêu đến 2/3 chóp gốc răng.
D. Cấp độ A: Tiêu xương đến 1/2 xương ổ giữa các gốc răng, sâu 1- 3 mm.
E. Cấp độ C: Tiêu xương đến 1/3 chóp gốc răng và sâu > 7 mm.
49: Bệnh nha chu bắt đầu từ vùng nào:
·        Biểu mô của nướu
·        Biểu mô nướu dính và khe nướu
·        Biểu mô bám dính và khe nướu
·        Biểu mô nướu, biểu mô bám dính và khe nướu
·        Biểu mô bám dính, biểu mô nướu và việc phòng chống bệnh nha chu
50: Sự tái tạo mô nha chu:
·        Là 1 quá trình không sinh lý
·        Không xảy ra khi bệnh nha chu đang hoạt động
·        Xảy ra nhanh hơn khi có sự tham gia của độc tố vi khuẩn
·        Tái tạo xương ổ răng mới từ xương ổ răng hiện có
·        Chịu ảnh hưởng của yếu tố vi khuẩn
Câu 51 trong các yếu tố sau yếu tố nào làm chậm quá trình lành thương trong bệnh nha chu:
·        Cung cấp đầy đủ Vitamin
·        Giữ im vùng điều trị
·        Tăng nhiệt độ tại chỗ
·        Nạo sạch mô hật và mô
·        Sử dụng corticoid
53. Bệnh tim mạch nào sau đây có chống chỉ định tuyệt đối với phẫu thuật nha chu.
A. Cao huyết áp.
B. Chứng đau thắt ngực.
C. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim.
D. Bệnh nhân đang được uống thuốc chống đông máu.
E. Viêm màng trong tim, tim bẩm sinh.
 
 54. Mục tiêu chung của phẫu thuật nha chu là:
A. Phục hồi cấu trúc mô nướu ở mức tốt nhất có thể được để thầy thuốc dễ kiểm soát mảng bám.
       B. Loại bỏ mô xương hoại tử.
       C. Loại bỏ túi nha chu.
       D. Tạo lại sự bám dính đã mất do bệnh nha chu
      E. Sau phẫu thuật nha chu, không cần phải theo dõi và đánh giá hiệu quả của phương pháp cạo cao và xử lý gốc răng.
 55. Viêm nướu tróc vảy có liên hệ tới.
A. Gai nướu và nướu viền.
B. Nướu viền và nướu dính.
C. Chỉ có gai nướu.
D. Chỉ có nướu viền.                                                                                                   
E. Gai nướu, nướu viền và nướu dính.
56. Triệu chứng điển hình của viêm nướu hoại tử lở loét là:
A. Loét hoại tử có màng giả ở nướu viền và gai nướu.
B. Hoại tử gai nướu, nướu viền và nướu dính.
C. Tăng tiết dịch nướu và dịch viêm nhưng không có mủ.
D. Không đau nhức chỉ có cảm giác ngứa ở chân răng.
E. Nước bọt chảy nhiều và đặc quánh.
57. Dấu chứng lâm sàng của viêm nha chu thanh niên dạng toàn thân:
A. Cao răng và mảng bám răng ít.
B. Có tính chất di truyền.
C. Sâu răng nhiều.
D. Răng cửa và răng số 6 tụt nướu và lung lay.
E. Tuổi mắc bệnh từ 18 - 35.
 58. Trong bệnh viêm nha chu trước tuổi dậy thì, hoá ứng động của bạch cầu đa nhân trung tính:
A. Không giảm HUD của BCĐNTT.
B. Giảm 66%.               C. Giảm 77%.                        D. Giảm 64%.                                    E. Giảm 60%.
 59: Viêm nha chu thanh niên khu trú tại chỗ :
·        Nam gấp 3 lần nữ
·        Mảng bám răng, cao răng, sâu răng nhiều
·        ảnh hưởng toàn bộ răng
·        viêm ít nhưng sự mất bám đính là rất nhanh
·        sự mất bám dính nhỏ hơn 5mm, ít nhất 3 vị trí của cùng 1 răng
 61: Trong viêm nướu mãn tính giai đoạn nào tương bào chiếm đa số:
·        Giai đoạn đầu
·        Giai đoạn hình thành sang thương
·        Giai đoạn sang thương tiến triển
·        Giai đoạn đầu và gaiai đoạn hình thành sang thương
·        Giai đoạn hình thành và sang thương tiến triển
63: Đặc trưng của viêm nha chu:
·        Chỉ có sự tổn thương nướu và XOR
·        Viêm nướu cùng xuất hiện và cùng tồn tại với viêm nha chu
·        Sự mất bám dính
·        Diễn biến không theo chu kỳ
·        Tốc độ phá hủy của viêm nha chu và số lượng mảng bám vi khuẩn
 64: Chảy máu nướu khi thăm khám hay chảy máu tự phát trong viêm nướu mạn tính co kích thích tại chỗ:
·        Trương nở các mao mạch ứ máu, mạch máu tăng sinh
·        Có sự loét vi thể của biểu mô khe nướu  cùng với hiện tượng ứ máu các mao mạch gần kề bề mặt  biểu mô
·        Tăng nở mao mạch  và tăng áp lực dịch tiết
·        Phù nề xưng huyết mô liên kết của nướu
·        Tăng sinh quá mức sợi collagen
 65: Viêm nha chu phổ biến nhất là:
·        Viêm nha chu thanh niên dạng tại chỗ
·        Viêm nha chu tiến triển nhanh
·        Viêm nha chu tiền dậy thì
·        Viêm nha chu mãn tính ở người lớn tuổi(>35 tuổi)
·        Viêm nha chu kháng
66: Trong phẫu thuật cắt nướu với phương pháp bờ vát trong đường rạch thứ 2  là đường rạch:
·        Để  loại bỏ mô nướu ở phía ngoài và phía trong
·        Tạo hình nướu
·        Năm trong khe nướu
·        Loại bỏ mô nướu bằng cây nạo
·        Được thực hiện bằng dao Kirland để cắt rời nướu
A,C đúng??
 67: Trong phẫu thuật cắt bỏ XOR , nếu răng có miếng trám sâu xuống dưới nướu thì mào xương ổ cần cách bờ dưới của miếng trám 1 khoảng:
·        1-1,5 mm
·        1,5-2mm
·        2-2,5 mm
·        2,5-3mm
·        1,5-2,5mm
 68: Bệnh tiểu đường liên quan tới mô nha chu:
·        Làm thành mạch mô nha chu mỏng vi khuẩn dễ xâm nhập
·        Tăng hướng động và thực bào ờ bạch cầu đa nhân
·        Làm thay đổi chuyển hóa Glucoza
·        Gluco hóa những protein làm chậm lành thương
·        Giảm hoạt động của men collagenase
 69: Sự lành sẹo trong phẫu thuật cắt nướu và tạo hình nướu diễn tiến theo cơ chế:
·        Loại II: 2 mép vết thương sát nhau
·        Loại I: 2 mép vết thương sát nhau
·        Loại I : 2 mép vết thương áp sát nhau
·        Giai đoạn đầu là loại 1, giai đoạn sau là loại 2
·        Lành thương loại II: 2 mép vết thương cách xa nhau
 70: Hệ tạp khuẩn trong khe nướu bệnh nhân viên nha chu mãn:
·        Vi khuẩn tụy nhiệm 15%, vi khuẩn yếm khí 25%, vi khuẩn Gr(+) 56%, Gr(-) 10%
·        Vi khuẩn tụy nhiệm 10%, vi khuẩn yếm khí 25%, vi khuẩn Gr(+) 90%, Gr(-) 75%
·        Vi khuẩn tụy nhiệm 10%, vi khuẩn yếm khí 90%, vi khuẩn Gr(+) 25%, Gr(-) 75%
·        Vi khuẩn tụy nhiệm 15%, vi khuẩn yếm khí 90%, vi khuẩn Gr(+) 25%, Gr(-) 75%
·        Vi khuẩn tụy nhiệm 10%, vi khuẩn yếm khí 25%, vi khuẩn Gr(+) 75%, Gr(-) 90%
71: Triệu chứng lâm sang của viêm nha chu do nhiễm HIV là:
·        Vi dây chằng nha chu bị phá hủy nhanh, túi nha chu sâu
·        Nướu viêm phì đại, tiêu xương ổ răng nhanh
·        Răng lung lay túi nha chu sâu
·        Loét và hoại tử các gai nướu
·        Dây chằng nha chu bị phá hủy nhanh, răng lung lay túi nha chu không sâu.
72: Bệnh nha chu phá hủy nhanh túi nha chu răng lung lay túi nha chu không sâu:
·        Tiểu đường
·        HIV
·        Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
·        Béo phì
·        Loãng xương
73: Yếu tố độc hại của vi khuần gây bệnh nha chu:
·        Chủ yếu là yếu tố kiểm soát sự kết dính
·        Chủ yếu là yếu tố phá hủy mô
·        Chủ yếu là yếu tố phá hủy hệ thống bảo vệ của cơ thể
·        Bao gồm: yếu tố phá hủy mô, yếu tố khảo sát sự kết dính
·        Yếu tố kiểm soát sự kết dính, yếu tố phá hủy mô, yếu tố phá hủy hệ thống bảo vệ của cơ thể
 
75: Yếu tố chính đề chẩn đoán khác biệt giữa viêm nướu tróc vẩy và viêm nha chu là:
·        Tính chất của bệnh mãn tính
·        Đau nhức
·        Có túi nha chu
·        Giới tính
·        Có hoại tử gai nướu
 
77: Các thành phần trong dịch nướu:
·        Lượng glucose trong dịch nướu= glucose trong huyết thanh
·        Glucose dịch nướu chỉ do các vi khuẩn tổng hợp nên
·        Lượng ure trong dịch nướu > huyết tương
·        Protein trong dịch nướu cao hơn rất nhiều so với huyết thanh
·        Protein trong dịch nướu có hexosamin và acid hexuronic
 78: Để phân biệt sang thương nha chu đang hoạt động và không hoạt động sử dụng men nào sau đây:
A.Collagenase và Elastase
B.Collagenase và Beta-glucaronidase
C. Elastase và Beta- glucuronidase
D.Elastase và Aspartate-amino-transferase
E.Collagenase và Hyaluronidas
79: Viêm nướu mãn tính ở phụ nữ mang thai có sự gia tăng :
·        Porpyromonas  gingivalis
·        F. Nucleatum
·        Progesterone và giảm Oestradiol
·        Prevotela  intermedial
·        Estrogen
 80: Vị trí răng thường gặp sang thương viêm nha chu thanh niên dạng toàn thân:
·        Răng cửa
·        Răng cối lớn thứ nhất
·        Răng cối lớn thứ nhất và răng cửa
·        Hầu hết các răng cung hàm
·        Răng nanh
81: Thành phần của dịch nướu:
·        Được chia thành 2 thành phần: hệ thống chuyên biệt và hệ thống không chuyên biệt
·        Lượng đường trong dịch nướu khoảng 5-10mg/l
·        Lương Lipid trong dịch nướu phụ thuộc vào chế độ ăn
·        Dịch nướu góp phần đông máu trong khoang miệng
·        Lượng protein trong dịch nướu < huyết thanh
 82: Vùng 1 là:
·        Vị trí mà gốc bắt đầu chia nhánh tạo thành
·        Phần gốc răng chia nhánh tạo thành
·        Phần chạy từ lẵn tiếp giáp men – men gốc răng đến vị trí gốc răng bắt đầu phân nhánh
·        Phần tiếp giáp men răng – men gốc răng
·        Vùng ít có ảnh hưởng đến BNC
84: Điều trị sang thương nha chu vùng chẽ cấp độ I gồm:
·        Cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng
·        Tạo hình vùng chẽ
·        Cắt nướu và tạo hình nướu
·        Phẫu thuật vạt dày toàn than
·        Tất cả đúng
86: Chỉ định của phẫu thuật cắt nướu và tạo hình nướu là :
·        Viêm nướu hoại tử lở loét
·        Làm giảm độ sâu của túi nha chu trên và dưới xương
·        Nướu dính dưới 3mm
·        Nướu phì đại do bờ xương ổ răng dày
·        Nướu triển dưỡng ở sản phụ mang thai thứ 7
 87: Đặc điểm của viêm nha chu dạng toàn thân:
·        Thường gặp ở lứa tuổi 14-26
·        Một hoặc nhiều A cối lớn thứ nhất và răng cửa bị nhổ hoặc có hình ảnh tiêu xương trên XQ
·        Mảng bám và cao răng ít
·        Tỉ lệ nam cao hơn nữ
·        Không phải là sự kéo dài của viêm nha chu thanh niên dạng tại chỗ
 88: giai đoạn của viêm nha chu thanh niên tại chỗ:
·        Nướu viêm nhiều
·        Tụt nướu nhanh
·        Túi nha chu sâu
·        Cao răng nhiều
·        Răng lung lay và di chuyển nhiều
 
89: Đặc điểm của bệnh nhân viêm nha chu tiền dậy thì:
·        Tuổi hay gặp nhất từ 5-8
·        Bệnh gặp khá nhiều ( >20% viêm nha chu)
·        Ti lệ nữ cao hơn nam
·        Nhiều cao răng và mảng bám răng
·        Sang thương xuất hiện trên răng vĩnh viễn trầm trọng
 90: Viêm nha chi trước tuổi dậy thì dạng toàn thể:
·        Thường xuất hiện muộn
·        Xuất hiện ở một số răng trên cung hàm 1 cách ngẫu nhiên
·        Có hiện tương tiêu xương trầm trong tại những vị trí có túi nha chu
·        Có hiện tượng khiếm khuyết về hướng động của bạch cầu trung tính
·        Đáp ứng với điều trị
 91: Antinobacileus Actinomycetecomitans có khả năng :
·        Ngăn cản vi khuẩn tạo thành mảng bám răng
·        Tiết ra proteinzase và proteaza đề phân hủy IgA IgG và các bổ thể
·        Tiết ra Leukotoxin tiêu đệt các vi khuẩn
·        Tiết ra độc tố phá hủy tế bào mô bì
·        Tất cả đúng
Câu 92: Viêm nha chu thanh thiếu niên dạng tại chỗ:
·        Các loại vi khuẩn Gr(-) gồm có đa số là A.Actinomycetecomitans. Ngoài ra còn có capnocytophaga
·        Các loại vi khuẩn Gr(-)  gồm đa số là P.intermedia
·        Các loại vi khuẩn Gr(-) đa số capnocytophafa
·        Các loại vi khuẩn Gr(-) đa số là Spirochetes lestospira
·        Các loại vi khuẩn Gr(-) gồm đa số là Aa. Ngoài ra còn có Copnocytophaga
94: Chỉ định đúng nhất của phẫu thuật vạt lợi:
·        Túi nha chu nông ( <5mm)
·        Làm dài thân răng lâm sang
·        Cắt bỏ 1 phần chân răng
·        Trám những xoang sâu dưới nướu
·        Ghép nướu
 95: Viêm nha chu nặng có độ sâu của túi nha chu
·        Từ 3-5mm                        C. >6mm                            E. >5mm
·        Từ 3-6mm                        D. <3mm
96: Điều trị khẩn bao gồm:
·        Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
·        Cạo cao răng
·        Nhổ những răng quá lung lay
·        Sửa chữa phục hình hoặc các miếng trám sai tác động có hai cho mô nha chu
·        Tất cả đều đúng
97: Tiên lượng nha chu được đánh giá ở:
·        2 mức độ             B. 3 mức độ          C. 4 mức độ             D. 5 mức độ              E. 6 mức độ
98: Viêm nha chu nhẹ hoặc viêm nướu:
·        Túi nha chu >5mm
·        Túi nha chu 3-5mm
·        Cao răng và túi nha chu >5mm
·        Cao răng chảy máu nướu, túi nha chu <=3mm
·        Chảy máu nướu, túi nha chu >3,5mm
Câu 99: Trong chẩn đoán bệnh nha chu:
·        Không cần thiết phải nêu các đặc điểm lâm sang
·        Chỉ cần nếu các nguyên nhân chủ yếu
·        Các triệu chứng được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
·        Cần nêu được nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân hỗ trợ của bệnh
·        Các triệu chứng không nhất thiết xắp xếp theo thứ tự
 100: Thủ thuật cắt nướu theo phương pháp bờ vát trong được áp dụng trong trường hợp
·        Viêm nướu hoại từ lở loét
·        Điều chỉnh bất cân xứng đường viền nướu
·        Nướu phì đại
·        Kết hợp với tạo hình xương ổ
·        Tất cả đúng
                                    
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
                         ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Hiện có 1 bình luận
  • D
    Diep mi
    Cho e xin đáp án
    03-01-2018 10:49:08
Gửi yêu cầu tư vấn